BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT


Ngày nay, báo lá cải đang ngày càng phát triển. Mọi người trên thế giới không còn lạ lẫm gì với những cái tên như: Playboy, Star,… Cuộc chiến giữa báo lá cải và báo chính thống vẫn diễn ra. Đứng ở góc độ định hướng thông tin và đạo đức nghề nghiệp thì đa phần mọi người đều không đồng tình, thậm chí là phê phán những bài báo, những thông tin lá cải.



Nghịch lý giữa lá cải và chính thống



“Báo lá cải” đối với người Việt Nam là một danh từ chỉ những tờ báo có nội dung nhảm nhí, giật gân, phóng đại mọi chuyện, khai thác chuyện đời tư và scandal của các nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích câu khách. Trong tiếng Anh, người ta gọi báo lá cải là “gutter press” và “rag newspaper.” Ở Pháp người ta dùng từ “feuille de chou” (“feuille”: tờ báo và “chou”: cải bắp).

Báo lá cải xuất hiện cùng với “nghề làm báo vàng” ở Mỹ vào thế kỷ 19, rồi nhanh chóng lan sang các nước châu Âu và du nhập vào cả các nước châu Á. Từ đó, hai dòng báo “chính thống” và “lá cải” đã song song cùng tồn tại và cạnh tranh nhau không ngừng cho đến ngày nay....

Ai cũng phải thừa nhận một nghịch lý đáng buồn là mặc dù báo chính thống được ca tụng, báo lá cải bị chỉ trích nhưng số lượng phát hành của các tờ báo lá cải lại vượt xa các tờ báo chính thống. Bild hằng ngày bán được hơn 4 triệu bản, The Sun bán được trung bình mỗi ngày 3 triệu bản, trong khi các báo chính thống The Daily Telegraph, The Times, The Guardian chỉ có số lượng phát hành lần lượt là 680 ngàn, 500 ngàn và 350 ngàn bản/ngày....
...
“Báo lá cải” thường vượt quá giới hạn, đăng những tin sai sự thật, kiểm chứng nguồn không kĩ lưỡng dẫn đến thông tin sai cho công chúng độc giả.
Trường hợp dễ nhận thấy nhất là những bài báo đi quá sâu vào đời tư của những người nổi tiếng, đến cả đời tư những người thân, gia đình của người nổi tiếng cũng bị đưa lên báo, có những tin không cần thiết mà báo vẫn đăng như :

“Cao Thái Sơn yêu… chó”, “Em gái 'búp bê' Thanh Thảo tình tứ cùng hot boy,”

“Jessica Simpson không thèm đánh răng mỗi ngày” (Dân Trí, 28/4/2010),

“Chuyện phòng the của vợ chồng Tổng thống Pháp” (ngoisao.net, 11/5/2010).

Thậm chí là xào nấu tin tức, chỉ từ một tấm hình, một câu nói của người nổi tiếng, “nhà báo lá cải” đem tách ra khỏi văn cảnh, ngữ cảnh của nó để rồi suy diễn theo chủ ý của mình đưa đến cái nhìn sai lệch cho công chúng độc giả....
...... ................ ................
“Lá cải sạch” & "lá cải bẩn

 Báo lá cải là gì? Tại sao lại là “lá cải” chứ không phải là “lá tre”, “lá ổi”...? Do khổ tờ báo to bằng lá cải? Do báo sau khi đọc xong chả có giá trị gì ngoài việc gói rau và một ngày sau nội dung bốc mùi rau cải? 

Cãi nhau về định nghĩa “lá cải”

Có một cách giải thích này nghe có vẻ xuôi tai: phần lớn báo chí Sài Gòn trước giải phóng có các bài viết do ký giả tự săn tin và viết thì ít mà do ban biên tập “sưu tầm” từ những nguồn “đáng tin cậy” để dán vào tờ báo, giống như chọn từ mỗi chiếc bắp cải một lá cải đẹp bỏ vào nồi nấu, cho thêm gia vị, rồi bê tô cải “đậm đà hương vị” ra cho thực khách.
“Báo lá cải” đối với người Việt Nam là một danh từ chỉ những tờ báo có nội dung nhảm nhí, giật gân, phóng đại mọi chuyện, ngồi lê đôi mách, khai thác chuyện đời tư và scandal của các nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích câu khách. 

Nhiều người nghĩ rằng ở phương Tây người ta gọi “báo lá cải” là “tabloid”. Thực ra không hoàn toàn đúng như vậy. “Tabloid” là từ để chỉ các tờ báo ngày khổ nhỏ, báo tuần, tạp chí, (A3 trở xuống) dùng để phân biệt với những tờ báo khổ lớn (A2) “broadsheet”. Thường thì “tabloid” có nội dung bình dân hơn, đăng những chuyện nhạy cảm hơn trong khi “broadsheet” có nội dung mang tính chính luận, hướng đến các độc giả có tri thức hơn.


Thực ra, giờ đây chỉ có những tờ báo chính luận rất bảo thủ ở phương Tây mới giữ khổ báo A2, còn thì chuyển qua in khổ “tabloid” A3 hết, để cầm đỡ mỏi tay, để đỡ choán chỗ ở tàu điện ngầm, xe bus hay bàn ăn sáng. Và hầu hết các tờ chính luận đều tăng số lượng phát hành nhờ việc chuyển từ khổ A2 sang khổ A3. Ta có thể gọi các tờ báo chính luận ở nước Anh như The Times, The Guardian hay The Independent là “tabloid” nhưng ta không thể gọi những tờ báo đó là “lá cải” được.

“Cải sạch” và “cải bẩn”

Còn những “báo lá cải” thật sự? Có thể kể đến tên các tờ báo rất nổi như The Sun, Daily Star, Daily Mirror, Daily Sport, Daily Mail, Daily Express, News of the World ở Anh hay Bild ở Đức, Kronen Zeitung ở Áo. Ngay trong hàng ngũ “lá cải” cũng có phân loại “cải sạch” và “cải bẩn”.

Ví dụ Daily Mail và Daily Express cũng giật gân, câu khách nhưng bài viết có độ tin cậy lớn hơn thì được xếp là “cải sạch”, những tờ kiểu này có nền đen ở manchette.
Những tờ tự xếp mình vào hạng “cải bẩn” cùng chung một dấu hiệu: có nền đỏ ở manchette, như The Sun, Daily Star, Daily Mirror... Nhiều người gọi các tờ “cải bẩn” ......


Kết quả hình ảnh cho daily mail Cải sạch      Kết quả hình ảnh cho daily mirrorCải bẩn

Tất nhiên là những tờ báo này chẳng phiền muộn vì bị gọi như vậy. Càng “lá cải” họ càng ăn nên làm ra vì đối tượng của họ là tầng lớp bình dân luôn chiếm số đông trong xã hội và những chuyện ngồi lê đôi mách, giật gân, những tấm hình nóng bỏng, những cách nhìn nhận hiện tượng xã hội trên các quan điểm khác lạ luôn thu hút tầng lớp này.

Chẳng thế mà Bild hằng ngày bán được hơn 4 triệu bản, The Sun bán được trung bình mỗi ngày 3 triệu bản, Daily Mail là 2 triệu bản trong khi các báo chính thống The Daily Telegraph, The Times, The Guardian chỉ có số lượng phát hành lần lượt là 680 ngàn, 500 ngàn và 350 ngàn bản/ngày. Tại Áo, tờ Kronen Zeitung khổ A4 bán mỗi ngày được 2 triệu bản trong khi đất nước Trung Âu này chỉ có 8 triệu dân. 

.............. ................... .............

Và đây là 1 tờ báo mạng tự nhận mình là Báo Lá Cải tại VN :
http://www.baolacai.vn/

// Copyright © GALAXY PRIMEF //Anime-Note//DỊCH VỤ CỦA Blogger // THIẾT KẾ BỞI Johanes Djogan . //