TAY BẮN TỈA MỸ VÀ NỮ XẠ THỦ VIỆT CỘNG

Một cuộc đọ sức sống chết giữa tay súng bắn tỉa trứ danh của TQLC Hoa Kỳ, có biệt danh là Lông Trắng, với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, diễn ra trong khu vực Đồi 55 thuộc mặt trận B5, vào năm 1968 trong Chiến Tranh Việt Nam. Tình báo quân sự Hoa Kỳ xác định, nữ xạ thủ Apache là mục tiêu số một phải tiêu diệt. Cái tên Apache cho biết, người VC gái nầy tra tấn tù binh Hoa Kỳ và VNCH một cách dã man, và thường để cho họ mất máu đến chết. Sở thích của y thị là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm

( LƯU Ý : Bài viết này do copy từ một trang khác nên nếu có gì thì thông cảm giùm vì cách dùng từ của tác giả có hơi thi vị )


Ảnh cô gái chỉ mang tính chất minh họa



 Cuộc đụng độ giữa Lông Trắng và nữ xạ thủ Apache
Băng tầng truyền hình History Channel phát đi một loạt tài liệu tựa đề “Bắn tỉa: Những nhiệm vụ gây chết người nhất (Sniper: Deadliest missions) thông qua những lời tường thuật của tay xạ thủ khét tiếng Hoa Kỳ là Carlos Hathcock và Đại úy Edward James Land, chủ yếu nói về cuộc đụng độ nguy hiểm giữa Hathcock, có biệt danh là Lông Trắng (White Feather) với nữ xạ thủ bắn tỉa Việt Cộng, có biệt danh là Apache, xảy ra ở Đồi 55 (Hill 55) vào năm 1968 tại mặt trận vùng Cao Nguyên Trung phần, là mặt trận B.5 của Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam.
Cảnh tượng toát mồ hôi khi hai nòng súng bắn tỉa chỉa thẳng vào nhau, cùng nằm trên một đường đạn.
Xạ thủ Hoa Kỳ nhanh tay, bóp cò trước, bắn hạ nữ đối thủ, trong lúc hoảng sợ, chưa hoàn hồn.

 Ngọn đồi 55 (Hill 55)

Cuộc chạm trán xảy ra trong khu vực ngọn đồi 55 (Hill 55), còn gọi là Núi Đất, nằm ở phía Tây Nam Đà Nẳng, tỉnh Quảng Nam.
Ngọn đồi có vị trí chiến thuật là kiểm soát được cả một vùng chung quanh, nên TQLC Hoa Kỳ mở cuộc hành quân chiếm lấy. Việt Cộng chôn mìn dầy đặc cả khu vực. Với sự yểm trợ của Tiều đoàn 3 Công Binh HK, TQLC phá mìn và tiến chiếm ngọn đồi vào đầu tháng 1 năm 1966. Sư Đoàn 1 BB đã đặt những khẩu đại bác 105mm trên căn cứ đó, đồng thời, Đại úy Edward James Land điều khiển một tổ bắn tỉa với xạ thủ trứ danh là Carlos Hathcock để bảo vệ căn cứ trên ngọn đồi.

Cuộc đụng độ sống chết
Ngoài việc treo giải thưởng 30,000 đồng cho cái đầu của Lông Trắng, Hà Nội còn điều một tổ bắn tỉa vào mặt trận B5, do tướng Hoàng Minh Thảo chỉ huy, với nhiệm vụ triệt hạ Lông Trắng.

“Ngày 1-5-1968, Bộ Tư Lệnh B5 ra lịnh cho trung đoàn 27 bao vây căn cứ Mỹ trên ngọn đồi. Một trung đội 25 người được giao nhiệm vụ. Sau khi xây dựng công sự, hầm hào chiến đấu, cấp trên sẽ điều một tổ bắn tỉa vào. Nhiệm vụ của trung đội là vừa gây tiếng nổ quấy phá, vừa bảo vệ tổ bắn tỉa, cách căn cứ Mỹ 1km.
Ngày 10-5-1968, tổ bắn tỉa từ Hà Nội đến, đã vào vị trí. Năm tay bắn tỉa với 5 khẩu súng Hungary vào vị trí ở suối Lăng Gô. Bộ đội đào công sự dưới những bụi tre trụi lá vì bom khai hoang. Ngày đầu tiên ra quân thắng lợi, nhưng đạn pháo Mỹ rải “liên thanh” không ngừng.” (Trích. Hồi Ký Quảng Trị-Quân sự VN.Net)
Về phía Hoa Kỳ, sau khi HN đưa đội bắn tỉa vào Nam, thì tất cả xạ thủ đều mang lông trắng trên mủ để đánh lừa đối phương, việc làm nầy rất nguy hiểm, đe dọa tánh mạng của những người mang lông trắng, vì Lông trắng là mục tiêu hàng đầu phải tiêu diệt.
Hôm đó, Hathcock và trợ thủ là John Roland Burke bị xạ thủ VC theo dõi và bám sát ở khu vực Đồi 55, cách Đà Nẳng 35 miles.
Hathcock nhìn thấy tia sáng, phản chiếu do ánh mặt trời, phát ra từ ống nhắm sau một bụi tre. Hathcock nhanh tay bóp cò trước, viên đạn xuyên qua ống nhắm trên thân súng, đi vào mắt, giết chết nữ xạ thủ ở khoảng cách 500 yards (457m).
Trường hợp nầy cho thấy 2 tay bắn tỉa đã nhắm đúng vào nhau, nhưng trời hại tên VC gái, vì tia sáng lóe lên do phản chiếu ánh mặt trời. Dù sao, Hathcock cũng hú hồn vì thoát chết trong cái tíc tắc.
Trong cuộc phỏng vấn của John Plaster, Hathcock cho biết: “Chỉ huy tổ bắn tỉa ở Đồi 55 là một phụ nữ có biệt danh là Apache, vì đã có thành tích tra tấn tù binh Mỹ và VNCH, để cho họ mất máu rồi chết. Đại úy Edward James Land thêm vào: “Tình báo quân sự Mỹ đã xác định, mục tiêu số một phải tiêu diệt, là nữ xạ thủ bắn tỉa VC có biệt danh là Apache, nổi tiếng về việt tra tấn tù binh một các tàn bạo.
Năm 1995, người thành lập Toán Đặc nhiệm HQ/HK SEAL, Team Six, ông Richard Marcinko, tường thuật rằng, Hathcock có cho ông biết, Apache có sở thích là cắt mí mắt của tù binh Mỹ để làm thành tích và kỷ niệm.

Một nhiệm vụ khó khăn
Ba ngày trước khi mãn thời hạn ở VN, Hathcock tình nguyện thi hành một nhiệm vụ mà chi tiết không được cho biết, trước khi chấp nhận thi hành.
Anh ta phải bò 1,500 yards (1km374) để giết một tên tướng Việt Cộng. Phải cố hết sức bò không nghỉ, không ngủ suốt 4 ngày 3 đêm, tiến từng inch một, với lớp ngụy trang phủ cả thân mình. Ở một chỗ gần bụi tre, suýt bị con rắn lục mổ, nhưng vẫn tiếp tục tiến tới, hạn chế tối đa mọi rung động chung quanh.
Cho đến khi viên tướng ra khỏi lều, Lông Trắng nã một phát, trúng ngay giữa ngực.
Anh ta phải bò ngược trở về, vì VC bắt đầu lục soát khu vực.
Sau nầy, anh hối hận về việc ám sát hôm đó, vì quân VC tức giận, trả thù bằng một cuộc tấn công mãnh liệ,t gây thương vong khá cao cho binh sĩ HK trong căn cứ.
Carlos N. Hathcock sinh ngày 20-5-1942 tại Little Rock, Arkansas, là xạ thủ bắn tỉa TQLC/HK, đạt kỷ lục bắn hạ 93 địch quân trong Chiến Tranh VN. CSBV đã treo giải thưởng cái đầu của anh giá 30,000 đồng, một số tiền rất lớn so với những giải thông thường là 2,000 đồng bạc VN trong thời đó. VC gọi Hathcock là “Lông Trắng” vì anh thường cài cái lông trắng trên chiếc mủ ngụy trang.

Kỹ thuật bắn tỉa
Cái lợi hại của bắn tỉa là khó phát hiện, khó tiêu diệt, vì nó ngụy trang khéo léo, kỹ thuật ẩn núp kín đáo và nhất là vì khoảng cách rất xa. Hệ thống vũ khí bắn tỉa rất đặc biệt và chính xác, đi đôi với khả năng thiện xạ.
Bắn tỉa đi từng cặp, một xạ thủ (Sniper) và một trợ thủ là người quan sát (Spotter), có thể trao đổi cho nhau khi mỏi mắt, vì phải theo dõi không ngừng có khi nhiều ngày. Súng bắn tỉa có ống nhắm được điều chỉnh phù hợp với ống dòm xác định vị trí mục tiêu, loại ống dòm đặc biệt, có thể trông thấy ban đêm.
Người bắn tỉa đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, có khả năng đánh giá đường đạn đi, bị tác dụng bởi sức hút của quả đất, khiến cho đầu đạn có khuynh hướng hạ dần xuống đất. Đầu đạn cũng bị tác dụng của hướng gió, sức gió và độ ẩm trong không khí. Việc huấn luyện xạ thủ bắn tỉa rất khó, nên số học viên bị loại thường chiếm tỷ lệ 60%. 
Đối với xạ thủ bắn tỉa, mỗi viên đạn hạ một kẻ thù (one shot, one kill), tính ra rất rẻ, chỉ tốn vài đô la là cùng. Quan trọng nhất là gây tâm lý hoang mang, sợ hãi, khiến cho hoạt động của đối phương bị hạn chế hơn. Mục tiêu triệt hạ thường là những cấp chỉ huy, có thể tạo ra hỗn loạn như rắn mất đầu.
Xạ thủ bắn tỉa cũng thường bị săn lùng bởi xạ thủ bắn tỉa của đối phương, vì thế, những hoạt động bắn tỉa không được phổ biến, cho nên, chiến thuật bắn tỉa của HK trong chiến tranh VN ít có người biết đến, như trường hợp của Carlos Hathcock chẳng hạn.