BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Võ Tắc Thiên
武則天
Nữ hoàng đế duy nhất của lịch sử Trung Quốc (chi tiết...)
A Tang Dynasty Empress Wu Zetian.JPG
Hoàng hậu nhà Đường


Võ Tắc Thiên (Trung văn giản thể: 武则天, phồn thể: 武則天, bính âm: Wu Tse-t'ian, 17 tháng 2 năm 624 - 16 tháng 2 năm705[1], tên thật là Võ Chiếu (chữ Hán: 武曌, bính âm: Wu Chao), hay Võ Hậu (天后), hay Võ Mị Nương (武媚娘), thụy hiệuTắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu(則天順聖皇后 ), là vị hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 - 705) và đồng thời là nữ hoàng duy nhất[2] trong lịch sử Trung Quốc.


Xuất thân trong một gia đình quý tộc cấp thấp, ngay từ khi mới 13 tuổi, Võ Chiếu phải tiến cung làm phi tử dưới triều Đường Thái Tông (626 - 649). Sau cái chết của Thái Tông, bà bị ép phải xuất gia tại chùa Cảm Nghiệp. Đến năm 652, trong một dịp đến thăm chùa, Đường Cao Tông (649 - 683) nảy sinh tình ý và cho rước bà về cung, phong lên địa vị Chiêu nghi. Năm 654, bà dùng kế giết chết con gái ruột của mình để vu tội cho tình địch là Vương Hoàng Hậu và Tiêu thục phi khiến họ bị phế truất. Sang năm 655 được sắc phong làm hoàng hậu và sau đó là thiên hậu năm 674. Từ năm 660, Cao Tông sức khỏe suy nhược, Thiên Hậu thừa cơ thao túng hết mọi quyền hành trong triều, cùng với Cao Tông lên triều nghe chính, sử xưng là Nhị thánh lâm triều. Trong giai đoạn này, Thiên hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao. Tuy nhiên tại hậu cung, bà ra sức tiêu diệt những người chống đối, bất kể máu mủ, đã sát hại Ngụy quốc phu nhân Hạ Lan thị (cháu gọi bằng dì,666) và Lý Hoằng (con trai ruột, 676), Lý Hiền (cháu gọi bằng cô, 684). Không bao lâu sau khi Cao Tông qua đời (683), bà phế truất người kế vị là Đường Trung Tông, đưa Đường Duệ Tông lên ngôi, nắm hết mọi quyền hành, tiêu diệt phe đảng các đại thần chống đối như Bùi ViêmTừ Kính Nghiệp, Việt vương Lý Trinh. Năm 690, Thái hậu đoạt ngôi nhà Đường, xưng quốc hiệu Đại Chu, trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử 4000 năm của Trung Hoa.
Trong 15 cai trị, Thái hậu mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang Trung Á, hoàn thành cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên. Bên trong thì khuyến khích đạo Phật, tập trung lo việc phát triển kinh thế - xã hội, duy trì sự ổn định trong nước. Tuy nhiên do tư tưởng nam tôn nữ ti đã ăn sâu trong lòng xã hội phong kiến, lại thêm bà độc ác, hà khắc trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần nhà Đường không phục. Bà dùng bọn khốc lại Chu HưngLai Tuấn Thần khiến quan lại, dân thường nhiều người bị chết oan, sủng ái bọn anh em họ Trương, dâm loạn cung trung. Năm 705tể tướng Trương Giản Chi cùng các đại thần phát động binh biến, giam lỏng bà và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai.
Cuối năm này Võ Thái hậu qua đời, hưởng họ 82 tuổi. Theo di nguyện trước lúc mất, di hài của bà được hợp táng vào Càn lăng cùng với Đường Cao Tông với danh hiệu Hoàng hậu. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.


Mục lục

  [ẩn

Gia thế và tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các tác phẩm lịch sử, dã sử và tiểu thuyết, bà được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Tên lúc khai sinh của bà là Võ Chiếu[3]. Sau khi tiến cung, bà được Đường Thái Tông ban cho chữ Mị (媚) làm tên[4], vì thế người ta cũng thường gọi bà là Võ Mị Nương. Còn Tắc Thiên là gọi theo thụy hiệu cuối cùng mà Đường Huyền Tông truy tặng cho bà năm 749 (Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu).

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt gần 70 năm ở trong cung, bà trải qua nhiều chức vị khác nhau, ban đầu là Tài nhân dưới triều Thái Tông, từ năm 652 là Chiêu nghi, từ 655 trở thành hoàng hậu, đến năm 674 đổi xưng Thiên Hậu, từ 683 mặc dù được tôn phong làm Hoàng thái hậu nhưng bà vẫn dùng danh xưng Thiên Hậu cho đến 690 thì xưng là hoàng đế. Sau cuộc chính biến năm 705, bà bị đổi thành Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng đế và sau khi mất trở về với danh vị Hoàng hậu. Các sử gia trung đại, vốn mang nặng tư tưởng Nho giáo, hoàn toàn không chấp nhận ngôi vị hoàng đế của bà, nên trong nhiều bộ sử cũ vẫn gọi bà là hậu hoặc thái hậu trong giai đoạn 690 - 705.

Gia thế[sửa | sửa mã nguồn]

Gia tộc họ Vũ có nguồn gốc từ vùng Văn Thủy, Tinh Châu[5]. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (577 - 635), xuất thân trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Mẹ bà là Dương thị (579-670), xuất thân từ gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Ban đầu, Võ Sĩ Hoạch làm nghề buôn gỗ, cuộc sống gia đình tương đối khá giả, được triều Tùy ban chức Ưng Dương phủ đội chánh. Những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dượng Đế, Đường quốc công Lý Uyên, tức là Đường Cao Tổ về sau, nhiều lần đến vùng Phần, Tấn và thăm nhà họ Võ và hai bên có quan hệ thân thiết với nhau. Khi nhà Đường thành lập, nhà họ Võ được Cao Tổ hậu đãi, ban cho bổng lộc, đất đai và trang sức rất nhiều. Về sau Võ Sĩ Hoạch được ban nhiều chức vị quan trọng, làm đến chức Đô đốc Kinh châu[6], Thượng thư bộ Công, tước Ứng quốc công.

Thời trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Do được sinh trưởng trong một gia đình khá giả nên Võ Chiếu không cần làm nhiều công việc, bản thân bà cũng không thích may vá, thêu thùa và làm việc nhà, và quan tâm đến việc đọc sách. Phụ thân bà Võ Sĩ Hoạch lại khuyến khích bà học chữ và đọc nhiều sách, trái ngược với tư tưởng thời bấy giờ là phụ nữ không cần phải học hành mà phải tập làm công việc nhà. Do đọc nhiều sách, bà có kiến thức uyên bác hơn nhiều phụ nữ đương thời, tinh thông về chính trị, văn học, nghi lễ và âm nhạc. Mặc dù phải tiến cung từ năm 13 tuổi, nhưng bà vẫn tiếp tục học.

Võ Tài nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nhập cung[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 637, Võ Chiếu được 14 tuổi. Đường Thái Tông nghe về sắc đẹp và trí tuệ của bà, nên cho triệu vào cung. Bà được phong làm Tài nhân, cấp bậc thứ năm trong chín bậc thuộc hậu cung[4][7]. Lúc đó mẫu thân bà là Dương thị than khóc không thôi, bà cố gắng an ủi mẹ mình
Cớ chi mẫu thân lại bảo gặp được thiên tử không phải là phúc phận của con.
Qua lời an ủi đó, Dương thị đoán ra được chí lớn của con mình, nên thôi không khóc nữa.

Thuần phục ngựa chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Tài nhân tuy có vài lần được ngự hạnh nhưng nói chung là không được Nhà Vua sủng ái[8]. Sử sách ghi chép rất ít về những hành trạng của bà trong thời gian này. Sách Tư trị thông giám dẫn lời của bà khi trách cứ tể tướng, kể về một sự tích thuần phục ngựa như sau
Thái Tông hoàng đế có một con ngựa do Tây Vực tiến cống, tên là Sử Tử Thông. Con ngựa đó rất cao to và dữ dằn, không chịu cho ai cưỡi trên lưng cả. Lúc đó trẫm chỉ là cung thiếp hầu hạ, đã bảo rằng: "Thần thiếp chỉ cần ba thứ để trị nó: Trước hết dùng roi sắt mà đánh nó bắt khuất phục; nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó; còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi, vì thứ không trị được thì để làm gì?" Thái Tông hoàng đế vẫn khen ta vì việc đó. Nay ông tự thấy có đáng làm bẩn con dao găm của ta không?[9].
Năm 649Đường Thái Tông qua đời. Thái tử Lý Trị lên nối ngôi, xưng là Đường Cao Tông[8].

Xuất gia ở chùa Cảm Nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hơn 10 năm làm Tài nhân, Võ Mị Nương không hề sinh được một người con nào, vì thế theo di mệnh của tiên hoàng đế, bà và tất cả các phi tần không con khác phải cạo tóc, xuất gia làm ni cô, vào tu ở chùa Cảm Nghiệp. Tuy nhiên bà không chấp nhận việc này và vẫn hi vọng có ngày được trở về cung. Trước kia Cao Tông còn làm thái tử đã thầm thương yêu bà, nhưng không thổ lộ ra ngoài. Đến năm 652, nhân ngày giỗ của Thái Tông, Nhà Vua đến chùa Cảm Nghiệp và tình cờ gặp lại bà, hai người ôm nhau mà khóc. Cao Tông thấy Võ Mị Nương nhan sắc diễm lệ, nói năng êm tai nên tình cũ trỗi dậy, nảy ý rước và về cung.
Cao Tông lên ngôi lúc tuổi trẻ, lại không có tài năng gì, chỉ vì hai người anh đều phạm lỗi mà mới đến lượt mình nối ngôi. Sức khỏe nhà vua lại không tốt, thường bị hoa mắt, chóng mặt, khó quản hết việc triều chính[10]. Khi ấy trong hậu cung, Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi đấu đá lẫn nhau. Hoàng hậu không có con, nhận nuôi thái tử Lý Trung, còn Thục phi sinh ra hoàng tử thứ tư Lý Tố Tiết và hai công chúa Nghĩa Dương, Tuyên Thành. Thấy Thục phi được sủng ái, Vương hoàng hậu ghen ghét, muốn mượn tay Võ Mị Nương giành lấy sự sủng ái của Thục phi[11], bèn bảo bà để tóc dài, sau đó xin Cao Tông cho rước về cung. Cao Tông vốn đã sẵn có ý muốn này, nên chuẩn y. Sau khi về cung, được phong lên làm Chiêu nghi, hàm chánh nhị phẩm. Bà luôn tỏ ra thận trọng và kiên nhẫn, tìm cách ứng phó với những mưu tính hãm hại của hoàng hậu và Thục phi.

Quay lại hậu cung[sửa | sửa mã nguồn]

Lấn át hoàng hậu và thục phi[sửa | sửa mã nguồn]

Chiêu nghi vốn gian manh xảo quyệt; từ khi vào cung ra sức lấy lòng Cao Tông và hoàng hậu[8]. Cao Tông cũng hết mực sủng ái bà, do thế mà Thục phi thất sủng, nhiều lần nói xấu Chiêu nghi trước mặt Cao Tông, nhưng ông không nghe mà còn xa lánh Tiêu phi hơn nữa.
Năm 652, Võ Mị Nương sinh ra hoàng tử thứ năm là Lý Hoằng, năm sau hạ sinh hoàng tử thứ sáu Lý Hiền[12]. Tuy nhiên ngôi vị thái tử trong cung lúc đó không thuộc về Lý Hoằng mà là Lý Trung, con trai cung nhân Lưu thị, được Vương hoàng hậu nuôi làm con.
Dần đà, Võ Chiêu nghi lấy luôn được lòng tin của Cao Tông, Vương hoàng hậu biết bà còn đáng sợ hơn cả Tiêu thục phi, nên hối hận đã cho bà vào cung. Chiêu nghi cũng không còn tôn trọng hoàng hậu nữa, lại nhiều lần mua chuộc người trong cung của hoàng hậu và Thục phi để theo dõi động tĩnh. Hoàng hậu và Thục phi tố cáo với Cao Tông, nhưng Nhà Vua không còn tin lời họ nữa. Sang năm 654, phụ thân của Chiêu nghi là Võ Sĩ Hoạch được truy tặng là Tư đồ, Chu quốc công.

Mưu hại hoàng hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng giêng năm 654, Võ Chiêu nghi hạ sinh người con thứ ba là công chúa An Định, tỏ ra uất ức, không vui (vì sinh con gái). Tuy nhiên Cao Tông lại rất yêu thương công chúa này. Tương kế tựu kế, Chiêu nghi bèn nhân một hôm khi Hoàng hậu đi thăm công chúa vừa về, liền đóng hết cửa rèm lại (cho không khí không lọt vào), rồi bóp mũi giết chết công chúa; sau đó mua chuộc các cung nhân, bảo họ khai rằng việc này là do hoàng hậu ra tay[8][10]. Cao Tông tin là thật, bảo: Hoàng hậu giết con ta rồi. Võ Chiêu nghi lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng, còn Vương hoàng hậu không còn cách nào để tự biện minh. Từ đó Cao Tông nảy ý phế hậu, đưa Chiêu nghi lên thay, nhưng cần phải có người đề xướng. Cao Tông bèn đến nhà cậu là Trưởng Tôn Vô Kị đề nghị ông ta đứng tên tâu xin phế hậu với lý do Vương hậu không có con. Mẹ của Chiêu nghi là Dương thị cùng Lễ bộ thượng thư Hứa Kính Tông cũng ra sức thuyết phục nhưng Vô Kị cũng không chịu. Khi lên triều, khi Cao Tông nói việc của hoàng hậu, Vô Kị cố tình lờ đi và bàn sang chuyện khác[8].
Năm 655, mùa hạ, Chiêu nghi tố cáo mẫu thân của hoàng hậu là Ngụy quốc phu nhân Liễu thị cùng hoàng hậu dùng bùa phép hãm hại mình, từ đó Liễu thị không được vào cung nữa. Chú của hoàng hậu là Liễu Chí bị giáng chức. Trong lúc đó, Trung thư xá nhân Lý Nghĩa Phủ vốn bị Trưởng Tôn Vô Kị ghét, vốn bị Vô Kị biếm chức, nhân đó dâng sớ xin phế hậu lên Cao Tông. Cao Tông vui mừng, triệu Phủ vào cung, cho phục chức. Phe cánh của Chiêu nghi ngày càng lớn mạnh. Mùa thu năm 655, Cao Tông triệu Trưởng Tôn Vô KịChử Toại Lương và Lý Tích vào hỏi ý kiến việc phế hậu, Lý Tích cáo ốm không tới. Trong buổi nghị sự, Trường An Lệnh Bùi Hành Kiệm cùng Chử Toại Lương đều lên tiếng can ngăn Cao Tông, còn Trưởng Tôn Vô Kị im lặng để tỏ ra không hài lòng. Cao Tông đến hỏi Lý Tích. Tích nói:
Đó là gia sự của Bệ hạ, không cần hỏi đến ngoại thần.[13]
Sau đó Cao Tông hạ chỉ giáng Chử Toại Lương làm đô đốc Đàm châu[14][15].

Hoàng hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ con hiển quý[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 655, Cao Tông phế truất hoàng hậu Vương thị, Thục phi Tiêu thị làm thứ nhân, đày gia tộc đến Lĩnh Nam; lập Chiêu nghi Võ thị làm hoàng hậu[16]. Tiêu thục phi và Vương hoàng hậu bị giam ở biệt viện, Cao Tông chưa dứt hẳn tình, nhiều lần đến thăm. Tiêu thục phi nhân đó khóc lóc xin Cao Tông thương tình. Võ hoàng hậu tức giận, sai chặt hết tay chân hai người, đem đi ngâm giấm. Sau này Võ hậu bị ám ảnh bởi cái chết của Tiêu thục phi, thường gặp ác mộng. Thời gian về sau bà cùng Cao Tông thường di giá đếnLạc Dương và ở đó rất lâu[13].
Sau khi Võ Chiêu nghi tức vị hoàng hậu, đến năm 656Hứa Kính Tông lại dâng sớ xin thay luôn ngôi thái tử. Do đó Cao Tông ép Lý Trung viết biểu nhường ngôi, Trung bất đắc dĩ phải nghe theo. Tháng 2 năm 656, Cao Tông phong cho Đại vương Lý Hoằng, con trai trưởng của Hoàng hậu làm Hoàng thái tử, giáng thái tử Lý Trung làm Lương vương, Đô đốc Lương châu. Cha của Võ hoàng hậu là Võ Sĩ Hoạch được truy phong Tư đồ, tước Chu Quốc công. Sang năm 660Lý Trung do sợ bị Hoàng hậu hãm hại nên tìm các đạo sĩ giúp đỡ. Việc bị phát giác, Trung bị giam lỏng; đến năm 666 thì bị Hoàng hậu bức tử.

Mưu hại cựu thần[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 657, Hoàng hậu cùng phe đảng tìm cách trả thù những người không ủng hộ mình, ban đầu là Chử Toại Lương và Hàn Viện. Năm 657, Toại Lương bị phe cánh của Võ hoàng hậu hãm hại, lại bị biếm đến Quế châu rồi Ái châu, cuối cùng uất ức mà chết vào tháng 10 ÂL năm 658Hàn Viện cũng bị phe cánh của Võ hậu tố cáo làm việc trái phép, bị biếm làm Thứ sử Ái châu.
Năm 659, hậu giật dây cho Hứa Kính TôngLý Nghĩa Phủ hãm hại Trưởng Tôn Vô Kị. Lúc đó có người tố cáo hai viên quan là Vi Quý Phương và Lý Sào mưu làm việc trái phép, Nhà Vua giao cho Hứa Kính Tông điều tra. Kính Tông dụ dỗ Quý Phương khai rằng Triệu Quốc công (tức Vô Kị) có thông đồng với mình. Cao Tông bất ngờ về việc này, lại sai Kính Tông đưa Vô Kị ra tra xét. Vô Kị bị bãi bỏ phong ấp và chức Thái úy, giáng làm Dương Châu đô đốc, đày đến Kiềm Châu[17]Hứa Kính Tông nhân đó tố cáo Chử Toại Lươngcùng Hàn ViệnLiễu Thích, Viện và Thích bị bãi chức, Chử Toại Lương tuy đã chết cũng bị trừ quan tước. Trưởng Tôn Vô Kị cũng bị bức tử trong năm đó[18].

Lên triều nghe chính[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 660, Hoàng hậu cùng với Cao Tông đi tuần du vùng quê nhà là Bân châu[19]. Bà tổ chức yến tiệc thật lớn, mời hàng xóm và thân tộc đến dự[13]. Cuối năm này, Cao Tông phát chứng đau đầu, sức khỏe suy yếu nghiêm trọng, có lời đồn việc đó là do Hoàng hậu ngầm bỏ thuộc độc bộc phát chậm vào đồ ăn của Nhà Vua. Nhân việc này, hoàng hậu can dự vào triều chính, quyết định nhiều việc trong triều, bắt đầu lấn át Cao Tông. Sử sách ghi nhận bà tinh thông văn, sử, giải quyết công việc hiệu quả nhanh gọn; quyền lực của Nhà Vua từ đây bị thu hẹp.

Giết Thượng Quan Nghi[sửa | sửa mã nguồn]

Việc Hoàng hậu can thiệp vào công việc triều chính quá nhiều khiến Cao Tông không hài lòng. Đạo sĩ Quách Hành Chân ra vào cấm trung, nhiều lần dùng tà thuật bị phát giác. Năm 664, Cao Tông biết việc này là do hoàng hậu chủ mưu nên rất tức giận, triệu đại thần Thượng Quan Nghi vào cung. Nghi tâu rằng hoàng hậu chuyên quyền, không giữ đạo làm vợ, cần phải phế đi. Cao Tông chấp thuận, lệnh cho Nghi tìm cơ hội mà ra tay.
Tả hữu đem việc này tố cáo với hoàng hậu. Hậu bèn đến chỗ Nhà Vua kêu khóc thảm thiết. Cao Tông không biết trả lời ra sao, bèn đổ hết mọi chuyện cho Thượng Quan Nghi. Tháng 12 năm đó, Hậu sai Hứa Kính Tông tố cáo Thượng Quan Nghi và thái tử cũ Lý Trung phản nghịch, bắt Nghi hạ ngục rồi ban rượu độc cho Lý Trung. Sang đầu năm 665,Thượng Quan Nghi và con là Thượng Quan Đình Chi bị chém đầu. Tuy nhiên, sau này Võ hậu trọng dụng cháu của Nghi là Thượng Quan Uyển Nhi.
Từ năm 665, mỗi khi Cao Tông lên triều nghe chính, Võ hoàng hậu đều đứng sau rèm để cùng nghe việc, và hầu hết việc trong triều đều do Hậu quyết đoán, thiên hạ xưng là Nhị thánh lâm triều[20].
Tháng 10 ÂL năm 665, Võ hoàng hậu dâng biểu xin Cao Tông thực hiện phong thiền (tế trời). Cao Tông đồng ý. Sang ngày 10 tháng 2 năm 666 (cũng là Tết Âm lịch), chính thức tiến hành nghi lễ. Cao Tông đăng đàn đầu tiên, tiếp theo là Võ hoàng hậu. Sang ngày 12 tháng 2 năm 666, nghi lễ mới hoàn thành[20].

Tranh chấp gia tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia Võ Sĩ Hoạch lấy vợ cả là Lý thị, sinh hai con trai Nguyên Sảng, Nguyên Khánh; sau lại lấy Dương thị sinh ba con gái: người con đầu lấy Hạ Lan Việt Thạch, thứ hai là Hậu, người thứ ba lấy Quách Hiếu Thân và mất sớm. Sĩ Hoạch chết, Nguyên Sảng, Nguyên Khánh cùng con người anh Sĩ Hoạch là Duy Lương, Hoài Vận tỏ ra bất kính với Dương thị nên bị bà ta ghét. Việt Thạch và Hiếu Thận cũng đã chết, vợ Việt Thạch sinh ra Hạ Lan Mẫn Chi và một người con gái nữa. Hậu được lập, Dương thị trở thành Vinh Quốc phu nhân; vợ Việt Thạch là Hàn quốc phu nhân, bọn Nguyên Sảng đều được phong chức vị cao. Vào năm 666, Vinh Quốc phu nhân bày tiệc rượu trong gia đình, bọn Duy Lương tỏ thái độ bất mãn, Vinh Quốc rất giận[20]. Hoàng hậu biết chuyện, liền đày bọn Duy Lương làm thứ sử các châu xa. Nguyên Khánh, Nguyên Sảng lo buồn mà chết.
Hàn Quốc phu nhân và con gái thứ Hạ Lan thị thường vào cung, được Cao Tông sủng ái. Hàn Quốc sinh ra vương tử là Lý Hiền. Hàn Quốc qua đời, Cao Tông phong cho người con gái làm Ngụy quốc phu nhân, lại muốn nạp vào cung, hoàng hậu tỏ ra không bằng lòng. Về sau bọn Duy Lương, Hoài Vận về kinh và dâng đồ ăn, Hậu bí mật bỏ độc vào đó và đem đến cho Ngụy Quốc, khiến Ngụy Quốc bị trúng độc mà chết; sau đó quy tội cho Duy Lương, Hoài Vận và giết hết đi[20]. Năm 670, Vinh Quốc qua đời, Hậu bắt tất cả đại thần phải đến đưa tang và khóc tang. Cuối năm này, trong nước hạn hán, Hậu dâng sớ nói việc đó là do mình, xin từ bỏ ngôi vị, Nhà Vua không chấp nhận. Sau đó truy phong Võ Sĩ Hoạch làm Thái Nguyên vương, Dương thị là Thái Nguyên công chúa[20].
Con trai Ngụy Quốc phu nhân là Hạ Lan Mẫn Chi được kế tập tước Chu quốc công. Mẫn Chi biết em gái mình bị Hoàng hậu giết hại nên tìm kế trả thù, việc này không qua khỏi mắt hoàng hậu. Năm 671, Hậu lấy cớ Mẫn Chi không chấp hành đúng nghi lễ lúc để tang Vinh Quốc phu nhân và thông gian với con gái họ Vương, người đã được hoàng hậu chọn làm phi cho thái tử Lý Hoằng. Sau đó Mẫn Chi bị ép phải tự tử. Năm 674, con trai Võ Nguyên Sảng là Võ Thừa Tự được triệu về kinh kế thừa tước Chu Quốc công[21].

Thiên Hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Muốn chồng chết nhanh[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 674, Cao Tông truy miếu hiệu cho tổ tiên của mình, sao đó đổi xưng là Thiên Hoàng (thay vì thiên tử), lập Võ hoàng hậu làm Thiên Hậu[21].
Cũng trong thời gian đó, Thiên hoàng bị bệnh đau đầu rất nặng do uống phải nhiều tiên đơn pha sẵn độc dược mà Thiên hậu dâng lên. Do ông không thể quản lý triều chính, quyền hành trong triều lọt vào tay Thiên hậu. Các đại thần Hác Xử TuấnLý Nghĩa Diễm can ngăn, Thiên hoàng không nghe. Thiên hậu đưa nhiều tay chân vào triều như Nguyên Vạn KhoảnhLưu Y Chi, củng cố thực quyền.
Cao Tông hoang dâm quá độ đến nỗi mắt cũng bị mờ. Thiên Hậu thấy vậy thì hả hê vô cùng. Nhân một hôm bệnh tình trở nặng, mới cho gọi thái y là Tần Minh Hạc vào xem bệnh, Minh Hạc xin chích huyết. Thiên Hậu tức quá quát lên: "Dám nghĩ tới cả chuyện chích đầu thiên tử, thật là đáng tội chết".
Cao Tông không nghe, vẫn chịu cho chích huyết, một lát sau thì mắt sáng lại. Thiên Hậu thất kinh, tự vả vào miệng mình rồi sai lấy vàng, lụa thưởng cho thái y. Sau vụ này, bà ta vẫn chưa vừa ý, còn giả vờ chiều chuộng, dẫn Cao Tông hoang lạc ngày đêm không dứt, do đó bệnh càng trở nặng hơn.

Đề nghị cải cách[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 674, Thiên Hậu dâng lên Đường Cao Tông 12 kế sách để trị quốc
  1. Đậy mạnh việc làm ruộng, chăn tằm, giảm bớt khó nhọc cho trăm họ.
  2. Bỏ thuế cho các trấn miền bắc.
  3. Phục hồi đạo đức chung sống hòa bình.
  4. Không được xa xỉ lãng phí.
  5. Bớt lấy lính.
  6. Cho phép trình bày ý kiến nguyện vọng riêng.
  7. Loại bỏ quan lại tham nhũng và những kẻ chỉ biết làm theo lệnh trên một cách nịnh bợ ngu dốt.
  8. Mọi con cháu họ Lý và trăm quan phải học tập "Đạo Đức kinh"(nhà Đường coi Lý Nhĩ (Lão Tử) là Tổ Xa).
  9. Để tang bố mẹ thời gian như nhau (cùng ba năm).
  10. Quan lại về hưu được giữ nguyên phẩm hàm.
  11. Tăng lương cho quan lại từ bát phẩm trở lên.
  12. Những quan lại lâu năm được xét thăng trật, bổng nếu có công trạng.

Độc sát Lý Hoằng[sửa | sửa mã nguồn]

Người con trai của Thiên Hậu là Chu vương Lý Hiển kết hôn với Triệu thị, con gái công chúa Trường Lạc, cháu nội Đường Cao Tổ, so với Lý Hiển thì là biểu cô. Thiên Hoàng rất tán thành cuộc hôn nhân này, song Thiên Hậu không ưa Triệu thị. Năm 675, Triệu thị do đắc tội với Thiên Hậu, liền bị giam lỏng trong Nội thị tỉnh, chỉ được đưa rau, thịt sống cho tự nấu ăn. Không lâu sau, Triệu thị chết đói, Hậu bèn đày cha Triệu thị là Triệu Côi cùng công chúa Thường Lạc ra đến Hoạt Châu[22][23].
Thiên Hoàng sức khỏe ngày càng suy yếu, có ý nhường ngôi cho thái tử Lý Hoằng, nhưng Thiên Hậu không đồng tình. Về phần mình, Thái tử không hài lòng việc thiên hậu nắm quyền, muốn đoạt lại quyền lực. Lúc nhỏ thái tử chơi thân với hai con gái của Tiêu thục phi là công chúa Tuyên Thành và Nghĩa Dương; nay thấy họ bị Thiên Hậu giam lỏng trong Dịch Đình, liền xin Thiên Hoàng thả ra và cho lấy chồng. Thiên Hậu do vậy sinh oán. Giữa năm 675thái tử đột ngột qua đời, có lời đồn cái chết này là do Thiên hậu hạ độc. Truy tặng Hiếu Kính hoàng đế, miếu hiệu Đường Nghĩa Tông. Lập hoàng tử thứ sáu là Ung vương Lý Hiền, làm thái tử[21]. Hiền là con của Hàn quốc phu nhân Võ thị, tức chị Thiên Hậu. Khi Hiền còn chưa biết đi thì Hàn Quốc chết, nên Thiên Hậu nhận nuôi[21].
Cũng năm 675, do không hài lòng về hoàng tử thứ ba Lý Thượng Kim, Thiên Hậu sai thủ hạ tố cáo Thượng Kim với Thiên Hoàng. Cuối cùng Thượng Kim bị bãi chức, đày đến Lễ châu. Sang năm sau, Thiên Hậu lại tố cáo hoàng tử thứ tư là Lý Tố Tiết bỏ không vào triều kiến là bất trung bất hiếu, Cao Tông cũng đày Tố Tiết đến Viên Châu, giáng tước Phiên Dương vương[21].

Vu tội Lý Hiền[sửa | sửa mã nguồn]

Thái tử Lý Hiền tuy là người hiền minh, nhưng do Hàn Quốc phu nhân sinh ra, nên không được lòng Thiên Hậu. Hiền biết chuyện này, trong lòng cảm thấy bất an, thái độ tỏ ra ngoài nét mặt. Thiên Hậu nghe vậy càng ghét hơn. Đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm được Thiên Hoàng và Thiên Hậu coi trọng, thường gièm pha với bà
Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Triết) có dung mạo giống Thái Tông.
Lại nói
Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý[24].
Thiên Hậu cũng cho soạn Thiếu Dương chánh phạm và Hiếu tử truyện ban cho Lý Hiền, lại nhiều lần quở trách ông ta vô cớ, nên Lý Hiền rất bất an. Sau đó, năm 681 Sùng Nghiễm bị giết, Thiên Hậu nghi ngờ là do Lý Hiền làm, nên càng ghét hơn. Vào năm 680, bọn Tiết Nguyên SiêuBùi ViêmCao Trí Chu (với sự giật dây của Thiên Hậu) tố cáo Lý Hiền mưu đồ bất chính. Thiên Hoàng sai điều tra, lục soát được trong phủ thái tử nhiều đồ binh khí. Cao Tông không nỡ trị tội, Thiên Hậu nói
Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được?
Liền hạ lệnh phế thái tử, đày ra Ba Thục vào tháng 10 năm 681[25]. Lập Anh vương Lý Triết làm Thái tử, đổi tên thành Lý Hiển[26][27].

Hôn lễ của công chúa Thái Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 681, Thiên Hoàng đem con gái Thiên Hậu là công chúa Thái Bình gả cho Tiết Thiệu, con trai chị mình là Thành Dương công chúa. Thiên Hậu ban đầu phản đối vì cho rằng gia thế của Tiết Thiệu quá tầm thường, nhưng về sau lại có người thuyết phục rằng chị dâu của Tiết Thiệu là con cháu tể tướng, nên bà chấp nhận hôn lễ này.

Hoàng thái hậu nhiếp chính[sửa | sửa mã nguồn]

Phế truất Trung Tông[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 683, Thiên Hoàng lâm bệnh nặng ở Lạc Dương, bèn triệu Lý Hiển từ Trường An về Lạc Dương trao di chiếu và giao cho đại thần Bùi Viêm phụ chính. Cao Tông còn dặn thái tử rằng sau này bất cứ việc lớn nhỏ đều phải hỏi qua ý của Thiên Hậu. Ngày 27, vua băng[28].
Lý Hiển nối ngôi, tức là Đường Trung Tông. Thiên Hậu trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính[29]. Bà sai hoạn quan Khâu Thần Tích đến Ba Thục bức thái tử cũ Lý Hiền phải uống rượu độc tự tử. Lúc mới lên ngôi, Trung Tông phải chịu tang tiên hoàng, mọi việc trong triều đều do Võ Thái hậu quyết đoán. Bà ta nắm trong tay đội quân Lâm Vũ, có mưu đồ xưng nữ đế. Tháng 1 ÂL năm Giáp Thân (684), Trung Tông muốn tạo đối trọng với thái hậu trong triều, nên phong nhạc phụ Vi Huyền Trinh làm Thị trung trông coi Môn hạ tỉnh,Bùi Viêm hết sức can ngăn nhưng Trung Tông không nghe. Bùi Viêm cố cãi lại không được, bèn mật cáo với Thái hậu. Ngày Mậu Ngọ (6) tháng 2 (26 tháng 2), Thái hậu được bọn Bùi ViêmLưu Y ChiTrình Vụ ĐĩnhTrương Kiền Úc ... đưa vào triều, tuyên chiếu phế truất Nhà Vua làm Lư Lăng vương. Vua hỏi mình có tội gì. Thái hậu nói
Người đem quốc gia cho Huyền Trinh, còn bảo không có tội sao?
Rồi giam lỏng Trung Tông ở biệt sở, đưa Dự Vương Đán lên ngôi, tức là Đường Duệ Tông. Lại đổi tên phế đế là Triết, đày ra Quân châu rồi Phòng châu, ở ngôi nhà mà Bộc Vương Lý Thái từng ở sau khi bị Thái Tông giáng tước. Lại hạ chiếu nói Vi Huyền Trinh mưu nghịch, tước tất cả chực vị, giáng làm thứ nhân và tống vào ngục, sau cũng bị lưu đày.

Nhiếp chính không cần buông rèm[sửa | sửa mã nguồn]

Duệ Tông tiếng là hoàng đế, nhưng bị ép phải sống ở cung riêng, không được tham gia chính sự. Việc lớn nhỏ trong triều đều do Võ Thái hậu quyết đoán. Thái hậu ngự ở điện Vũ Thành, Duệ Tông suất vương công đến dâng tôn hiệu. Mấy hôm sau, sai Võ Thừa Tự công bố chế sách lập hoàng đế mới. Từ lúc này, thái hậu lên triều nghe chính không cần phải buông rèm, cứ ra thẳng ghế rồng mà nghe quần thần tấu sự[28]. Lấy Thái thường khanh, Kiểm giáo Dự vương phủ Vương Đức Chân làm Thị trung, Trung thư thị langLưu Y Chi và Lễ bộ thượng thư Võ Thừa Tự làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Lúc này thái tử cũ Lý Hiền bị ép phải uống rượu độc mà chết, thái hậu đổ hết trách nhiệm cho Khâu Thần Tích, biếm làm thứ sử Điệp châu (nhưng không lâu sau thì phục chức), rồi truy tặng Hiền là Ung vương.
Tháng 9 cùng năm, thái hậu cải nguyên là Văn Minh, đổi Đông Đô Lạc Dương thành Thần Đô, cải Thượng thư tỉnh là Văn Xương thai, Tả hữu bộc xạ là Tả hữu tướng; Lục tào thành Lục quan; Trung thư tỉnh đổi là Phụng các; Thị trung là Nạp ngôn; Trung thư lệnh là Nội sử lệnh; Ngự sử đài thành Tả túc chánh đài. Võ Thừa Tự là dâng biểu xin truy phong cho tổ tiên họ Võ, thái hậu bằng lòng. Bùi Viêm lại dẫn việc Lã hoàng hậu khi trước ra mà can ngăn, thái hậu không nghe. Bèn truy phong tổ sáu đời là Khắc Kỉ làm Lỗ Tĩnh công; tổ năm đời là Cư Thường làm Thái úy, Bắc Bình Cung Túc vương; tằng tổ Kiệm là Thái úy, Kim Thành Nghĩa Khang vương; tổ phụ Hoa là Thái uý, Thái Nguyên An Thành vương; Võ Sĩ Hoạch làm thái sư, Ngụy Định vương[28].
Năm 786, Võ Thái hậu hạ chiếu giao lại chính quyền do Duệ Tông, nhưng Duệ Tông biết bà ta không thực tâm, nên không dám chấp nhận. Thái hậu tiếp tục lâm triều xưng chế.

Cuộc nổi dậy của Từ Kính Nghiệp và hoàng tộc họ Lý[sửa | sửa mã nguồn]


Tượng Phật được đúc dưới thời Võ Chu.
Cuối năm 784, Mi châu thứ sử, Anh quốc công Lý Kính Nghiệp, cháu của Anh công Lý Tích, cùng em là Kính Du, và bọn Đường Chi KìLạc Tân VươngĐỗ Cầu ... hợp nhau nổi dậy ở Dương châu[30], lấy danh nghĩa khôi phục Trung Tông. Bọn họ phao tin trưởng sử Trần Kính Chimưu phản để Kính Chi bị bắt vào ngục, mấy hôm sau thì Kính Nghiệp tiến hành nổi dậy, xưng niên hiệu cũ là Tự Thánh, xưng Khương phục phủ Thượng tướng, Dương châu đại đô đốc; sai Lạc Tân Vương viết hịch kể tội thái hậu gửi đi khắp nơi. Kính Nghiệp lại trá xưng là thái tử Lý Hiền vẫn còn sống và đang ở chỗ mình. Thái hậu sai Lý Hiếu Dật làm Tương châu đại tổng quản, dẫn 300.000 quân cùng Lý Tri SĩMã Kính Thần làm phó, thảo phạt Kính Nghiệp. Khi bà hỏi Bùi Viêm về kế sách đối với quân phản loạn, Viêm nói rằng hoàng đế đã lớn tuổi, chỉ cần thái hậu giao trả quyền chính thì tất vô sự. Thái hậu giận lắm, giam Viêm vào ngục, đưa Kiến Vị Đạo, Lý Cảnh Kham lên thay; sau đó khép Bùi Viêm vào tội chết; lại lưu đày những người nói hộ cho Viêm[28].
Lý Kính Nghiệp đưa quân đánh sang Nhuận châu. Thái hậu tước chức quan của ông ta, bắt trở về họ Từ. Lúc này quân của Lý Hiếu Dậtkhông thu được thành quả nào, Hiếu Dật tỏ ra nao núng. Nhưng có tướng dưới quyền Ngụy Nguyên Trung khích lệ, Hiếu Dật mới quyết tâm hơn, cho quân đánh mạnh vào lực lượng của Từ Kính Nghiệp. Kính Nghiệp sau đó đại bại, phải bỏ trốn. Tướng Vương Na Tướng làm phản giết anh em Kính Nghiệp và Lạc Tân Vương rồi ra hàng, cuộc nổi dậy bị dẹp tan.
Từ năm 685, thái hậu bắt đầu dan díu với tên hòa thượng giả danh Tiết Hoài Nghĩa. Sau đó, Hoài Nghĩa dần được phong các chức vụ cao, cùng với thái hậu làm nhơ bẩn hậu cung[28][31][32]. Hoài Nghĩa là người đất Hộ, nguyên danh là Phùng Tiểu Bảo, một lần được Thiên Kim công chúa tiến cử, thái hậu rất ưa thích, bèn cho giả làm tăng với tên Hoài Nghĩa, cho theo họ với phò mã Tiết Thiệu. Hoài Nghĩa tự do ra vào cung cấm, thế lực rất lớn; đến cả Võ Thừa TựVõ Tam Tư cũng tìm cách lấy lòng. Hoài Nghĩa tụ tập nhiều bọn côn đồ giả làm tăng, hoành hành bá đạo khắp nơi không coi ai ra gì. Có Hữu thai ngự sử Phùng Tư Úc lên tiếng chỉ trích, liền bị bọn này đánh chết[28].
Thái hậu có ý thoán ngôi, nên tìm cách loại trừ một số tôn thất nhà Đường, như Hàn vương Lý Nguyên Gia, Hoắc vương Lý Nguyên Quỹ, Lỗ vương Lý Linh Quỳ, Việt vương Lý Trinh, Giang Đô vương Lý Tự, Phạm Dương vương Lý Ái, Đông Hoàn công Lý Dung, Lang Nha vương Lý Xung (con Việt vương)... Bọn Trinh cũng biết ý đó, tỏ ra bất an và muốn nổi dậy. Mùa thu năm 688, thái hậu triệu kiến tông thất, chư vương bàn với nhau về những việc làm xấu xa của bà ta, rồi giả thư của Duệ Tông ở trong cung yêu cầu các thân vương về cứu giá. Tháng 8 ÂL, Lý Xung triệu tập quân các nơi cùng đánh vào Thần Đô Lạc Dương. Thái hậu sai Khâu Thần Tích dẫn quân thảo phạt. Lý Trinh khởi binh từ Dự Châu[33], còn Lý Xung từ Bác châu[34], tuy nhiên các lộ chư hầu khác vẫn chưa kịp khởi binh, do đó lực lượng của ông bị đè bẹp nhanh chóng. Cuối cùng Lý Xung bị tên giữ thành Bác châu giết chết, hơn 1000 quan lại cũng bị liên can và bị Khâu Thần Tích giết chết. Lý Trinh cũng bị đánh bại liên tục và phải tự tử trong thành. Thái hậu hạ chiếu đổi họ của cha con Việt vương thành họ Hủy. Thái hậu nhân đó bắt tội Hàn vương, Lỗ vương, công chúa Thường Lạc, Hoàng công Lý Soạn, bắt họ tự sát rồi đổi tất cả sang họ Hủy[31]. Phò mã Tiết Thiệu cùng hai anh là Tiết NghĩTiết Tự cũng bị liên can, Nghĩ và Tự và giết, Thiệu bị đánh 100 trượng rồi cũng chết trong ngục.

Dùng ngục lại hiếp chế đại thần[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vụ của Từ Kính Nghiệp, thái hậu sợ rằng các đại thần và tông thất oán mình chuyên quyền, nên tìm cách trừ khử bớt đi. Vào năm 686, Thái hậu sai chế ra một cái hộp bằng đồng đặt trước triều đường, để cho những người hiến kế hay hoặc dự báo được tinh tượng, hoặc muốn tố cáo gian ác, hoặc muốn tiến cử nhân tài... mà ngại không dám nói thì cho bỏ thư vào đó. Ý của thái hậu là để cho người ta bỏ thư tố cáo bí mật của người khác, nhất là các đại thần đang bị thái hậu nghi ngờ để bà có cớ xử tội họ. Thường thì những người bị tố cáo, thái hậu xử tội mà không cần tra xét gì cả. Có người Hồ là Sách Nguyên Lễ đoán biết ý, nên dùng chuyện cáo mật mà được phong làm Du kích tướng quân. Nguyễn Lễ tính tình tàn nhẫn, thích dùng ngục hình, thường thì một người bị tố cáo thì lôi ra cái mà hắn gọi là "đồng đảng" hơn 10 người, dùng hình rất nặng khiến ai ai cũng bất an. Lại có bọn ngục lại là Chu HưngLai Tuấn Thần cũng thừa cơ mượn gió bẻ măng; Hưng được phong Thu quan thượng thư còn Tuấn Thần làm tới Ngự sử trung thừa. Bọn này hè nhau mượn việc cáo mật mà vu oan, hãm hại người khác, làm triều chính mấy phen điên đảo; lại còn chế ra nhiều cực hình tàn khốc để hành hạ phạm nhân: định bách mạch, đột địa hống, tử trư sầu, cầu phá gia, phụng hoàng sái sí, lư câu bạt quyệt, ngọc nữ đăng thê. Mỗi lần có đại xá, Tuấn Thần lại ra giết hết người phạm tội nặng rồi mới ban lệnh xá, thế mà thái hậu vẫn cho là trung thành và càng tín nhiệm[28].
Lưu Y Chi lúc này được phong làm tể tướng. Vào năm 687, ông ta dâng biểu đề nghị thái hậu giao trả chánh quyền. Thái hậu rất tức giận. Lúc đó lại có tin đồn là Y Chi tư thông với thiếp của Hứa Kính Tông. Thái hậu sai người bắt ông ta vào ngục. Duệ Tông nghe vậy muốn cứu tể tướng, Y Chi cho rằng hành động của Duệ Tông sẽ càng làm mình chết chóng. Quả nhiên ông ta liền bị thái hậu xử tử[31]. Tháng 2 năm 689, tôn Ngụy Trung Hiếu vương thành Chu Trung Hiếu Thái hoàng, vợ là thái hậu; Lỗ công là Thái Nguyên Tĩnh vương; Bắc Bình vương là Triệu Cung Túc vương, Kim Thành Nghĩa Khang vương là Ngụy Nghĩa Khang vương; Thái Nguyên vương là Chu An Thành vương.

Hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn]


Phạm vi lãnh thổ Trung Hoa dưới triều đại Võ Tắc Thiên

Tiếm vị xưng đế[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 690, do kị húy tên của mình, thái hậu cho đổi gọi chiếu thành chế. Đổi viết chữ Chiếu thành (曌) với hình Mặt trời, Mặt Trăng trên không, để tỏ quyền tối thượng. Cùng với đó là 11 chữ khác gọi là Võ hậu tân tự. Mùa hạ năm đó, Võ Thừa Tự bàn với Chu Hưng tố cáo Trạch vương Lý Thượng Kim và Hứa vương Lý Tố Tiết (con riêng của Cao Tông) có mưu phản, thái hậu sai bắt trị tội, thắt cổ giết Tố Tiết. Thượng Kim cũng phải tự tử. Lại nói từ khi Tiết Thiệu bị giết, công chúa Thái Bình đi khắp nơi tìm kiếm nam sủng. Thái hậu sợ mang tiếng, nên đem công chúa gả cho cháu họ của mình là Võ Du Kị. Không lâu sau, bà giết chết các đại thần gồm Bùi Cư Đạo và Trương Hành Liêm, giết hai con của cố thái tử Lý Hiền và Nam An vương Lý Dĩnh, tông thất nhà Đường bị diệt gần hết, số còn nhỏ tuổi cũng bị lưu đày đến Lĩnh Nam. Năm 690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lặc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.
Cũng trong năm đó, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lặc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo. Tháng 9 ÂL năm 690, Thị ngự sử Phó Du Nghệ cùng hơn 900 đại thần dâng thư xin thái hậu xưng đế, đổi nhà Đường thành nhà Chu. Duệ Tông thấy vậy cũng đành phải xin thái hậu cho đổi thành họ Võ. Thái hậu bèn đổi nhà Đường thành nhà Chu, đổi niên hiệu, xưng tôn hiệu Thánh Thần hoàng đế, giáng Duệ Tông làm hoàng tự, đổi thái tử là hoàng tôn. Lập miếu tổ tiên họ Vũ ở Thần Đô, truy Chu Văn vương là Thủy Tổ Văn hoàng đế, Tự thị là Văn Định hoàng hậu; con trai nhỏ của Chu Bình vương là Cơ Vũ tôn làm Duệ Tổ Khang hoàng đế; vợ là Khương thị làm Khang Huệ hoàng hậu; Thái Nguyên Tĩnh vương làm Nghiêm Tổ Thành hoàng đế; Triệu Cung Túc vương là Cung Tổ Chương Kính hoàng đế; Ngụy Nghĩa Khang vương là Liệt Tổ Chiêu An hoàng đế; Chu An Thành vương là Hiển Tổ Văn Mục hoàng đế; Trung Hiếu Thái hoàng tôn là Thái Tổ Hiếu Minh Cao hoàng đế; vợ là hoàng hậu. Lập Võ Thừa Tự là Ngụy vương; Võ Tam Tư làm Lương vương[32], chú bác làm quận vương, cô dì tôn là trưởng công chúa.
Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Võ Tắc Thiên quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Từ Kính Nghiệp, một viên tư mã cử binh đánh bà bị thua rồi chết. Một vài thân vương cũng đem quân chống bà, cũng bị giết. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra tuần tra mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên, với cái tên khét tiếng Lai Tuấn ThầnChu Hưng, nhưng đồng thời cũng có những hiền tài như Địch Nhân Kiệt.
Khi về già, Võ Tắc Thiên sủng ái hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông là hai kẻ bất tài nhưng đẹp trai, khiến triều đình rất bất bình. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế, làm lễ phong thiền ở Tung sơn.

Tranh chấp giữa họ Lý và họ Võ[sửa | sửa mã nguồn]


.
Không bao lâu sau khi lên ngôi, Thái hậu cho xây chùa Đại Vân tự ở Trường An và Lạc Dương, đồng thời phong cho chín nhà sư lên tước công. Có thể nói vào thời Võ hậu lâm triều, Phật giáo luôn chiếm địa vị độc tôn trong hệ thống tư tưởng ở Trung Quốc. Về tổ tiên của mình, Thái hậu cho đem bài vị tổ tiên trong vòng bảy đời vào thờ ở thái miếu, tuy nhiên bà vẫn tiếp tục cúng bái ba vị hoàng đế Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông của nhà Đường[31].
Mặc dù Võ thái hậu lập Duệ Tông làm hoàng tự, nhưng thế lực của bọn vương gia Võ Thừa TựVõ Tam Tư cũng rất lớn mạnh. Đại thầnTrương Gia PhúcVương Khánh Chi muốn lấy lòng thái hậu, nên dâng thư nói thái hậu lập Võ Thừa Tự làm thái tử, vì người họ Võ thì nên truyền ngôi cho người họ Võ. Thái hậu ban đầu có vẻ bằng lòng. Ngày tháng 7 năm 791, các tể tướng Sầm Trường SaiCách Phụ Nguyên vàÂu Dương Thông lên tiếng phản đối một cách gay gắt, thái hậu hạ lệnh xử tử ba người đó[31][35]. Tuy nhiên thái hậu vẫn chưa lập Võ Thừa Tự làm thái tử, chỉ cho Thừa Tự có thể tự do vào cung thỉnh an. Về sau do Vương Khánh Chi vào cung quá nhiều và tỏ ra vô lễ, thái hậu bàn với tướng Lý Hiếu Dật trừng phạt hắn ta. Lý Du Đạo nhân cơ hội đó, cho đánh chết Vương Khánh Chi và khuyên thái hậu giữ lại ngôi kế vị cho họ Lý, vì nếu họ Võ làm hoàng đế thì ba vị vua Đường sẽ không còn được thờ ở thái miếu[31]. Thái hậu bằng lòng, sau đó bà còn hạ lệnh tước quyền tể tướng của Võ Thừa Tự, chỉ trao cho các chức vụ trên danh nghĩa, không nắm thực quyền[32].
Lúc này thế lực của bọn Lai Tuấn Thần ngày càng lớn mạnh, ngoi lên chức Tả thái trung thừa. Mùa xuân năm 692, Tuấn Thần tố cáo ba vị Bình chương sự là Nhậm Tri GiảĐịch Nhân KiệtBùi Hành Bổn cùng bọn đại thần Bùi Tuyên LễLư HiếnNgụy Nguyên TrungLý Tự Chân mưu phản. Bảy người này đều bị tống vào ngục. Địch Nhân Kiệt ở trong ngục bí mật viêt sớ kêu oan, rồi tìm cơ hội gửi cho con ông ta là Địch Quang Viễn rồi gửi lên thái hậu. Cuối cùng bảy vị đại thần thoát chết nhưng bị lưu đầu. Về sau các tể tướngLý Du ĐạoChu Kính TắcChu Củ ra sức kiềm chế bọn Tuấn Thần, nên chúng tuy vẫn lộng hành nhưng không còn được như trước nữa[32]. Cũng trong năm 692, Thái hậu cửVương Hiếu Kiệt cùng Lưu Thẩm Lễ đánh Thổ Phiên. Quân Đường thu hồi lại bốn trấn Quy Tư, Vu Điền, Sơ Lặc, Toái Diệp vốn bị rơi vào tay người Thổ từ năm 670.
Năm 693, người đàn bà được thái hậu thương yêu là Vi Đoàn Nhi oán hận hoàng tự Lý Đán (đổi tên thành Lý Luân), thường gièm pha trước mặt thái hậu. Sau đó cô ta vu cáo vợ Lý Luân là Lưu thị cùng người thiếp của ông, Đậu thị lập đàn bùa phép mưu hại Võ Thái hậu. Do đó Thái hậu nhân lúc hai người vào thỉnh an, đã bí mật giết chết. Lý Luân rất lo sợ, mình sẽ bị liên lụy, do đó ông không dám khóc thương cho hai người, sinh hoạt vẫn tiến hành như bình thường. Tuy nhiên sau đó Đoàn Nhi lại tiếp tục tìm cớ hãm hại Lý Luân, nhưng Thái hậu không tin hắn nữa, sai giết đi. Cũng trong lúc đó, mẹ của Đậu Đức phi là Bàng thị bị người đến tố cáo, Bàng thị bị khép tội chết, cho giảm một bậc. Có lời đồn các đại thần Bùi Phỉ CungPhạm Nhân Tiên bí mật gặp Lý Luân, thái hậu cho xử tử cả hai. Lai Tuấn Thần còn tố cáo hoàng tự mưu phản, Võ Thái hậu tức giận, sai giam lỏng ông trong phủ, không cho đại thần gặp mặt, đồng thời phế các con ông từ thân vương làm quận vương. Những người bị nghi đồng mưu đều bị Lai Tuấn Thần tra tấn dã man. Bấy giờ có An Kim Tàng tự mổ bụng của mình để giải oan cho Lý Luân. Thái hậu nghe tin cảm động, cho ngự y tới chữa trị Kim Tàng và xá miễn cho Lý Luân[32].
Sau khi loại Võ Thừa Tự, thế lực của Lý Du Đạo trở nên lớn mạnh, nên thái hậu có phần e ngại, bèn bãi chức ông ta. Mùa thu năm 694Lai Tuấn Thần bị biếm làm tham quân Đồng châu, Vương Hoằng Nghĩa bị đày ra Quỳnh châu rồi bị giết.

Quan hệ với lân bang[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 695, Minh Đường do thái hậu cho xây đã gần xong. Tiết Hoài Nghĩa do ghen với việc thái hậu có nam sủng mới là Thẩm Nam Cầu, đã phóng hỏa đốt Minh Đường và Thiên Đường. Thái hậu biết được giận lắm, liền bí mật cho Thái Bình công chúa giết Hoài Nghĩa. Lúc này ở biên cương, nhà Đường đang có xung đột với Thổ Phiên và Đột Quyết. Mùa xuân năm 696, quân Đường do Vương Hiếu Kiệt và Lâu Sư Đức chỉ huy giao chiến với hai tướng Thổ Phiên Luận Khâm LăngLuận Tán Bà ở núi Tố La Hãn và đại bại; thái hậu bèn giáng chức Sư Đức và đuổi Hiếu Kiệt về vườn[32]. Lúc này Minh Đường hoàn thành, cao 294 trượng, là công trình kiến trúc đồ sộ nhưng đã lấy đi bao nhiêu xương máu của những người dân vô tội. Tháng 4, Thái hậu cho làm lại chín cái đỉnh vốn tượng trưng cho quyền lực của thiên tử thời Hạ Thương Chu, để củng cố quyền lực của mình>[36].
Một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều nảy sinh trong mùa hè 696. Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh vốn là người Khiết Đan, oán hận vì sự ngược đãi của nhà Đường đối vớiKhiết Đan, nên đã nổi loạn, công hãm Doanh châu[37], giết thứ sử [[Triệu Văn Hối]. Lý Tận Trung tự xưng là Vô Thượng khả hãn. Võ Thái hậu cử quân đến đàn ápm, đổi gọ Lý Tận Trung làm Lý Tận Diệt, Tôn Vạn Vinh là Tôn Vạn Trảm. Tuy nhiên lực lượng Đường bị Khiết Đan đánh bại vào mùa thu cùng năm. Trong khi đó, Khã hãn Đột Quyết là Mặc Xuyết trong lúc này lại đem quân đánh Lương châu, bắt đô đốc Hứa Khâm Minh. Mùa đông tháng 10 ÂL, Lý Tận Trung chết, Tôn Vạn Vinh lên thay. Mặc Xuyết lúc này thân thiện với nhà Đường được tin liền dẫn quân tấn công Khiết Đan, bắt được thê tử Tận Trung và Tôn Vinh. Thái hậu bằng lòng, ban cho Mặc Xuyết làm Khả hãn và tặng nhiều vàng, lụa, sắt cùng công cụ cày cấy. Về sau Tôn Vạn Vinh phát triển thế lực, lại tiếp tục chống Đường. Trong một trận chiến, Vương Hiếu Kiệt bị giết, quân Đường lâm vào thế thất lợi. Mãi đến mùa hạ năm 697, Mặc Xuyết đem quân tấn công Khiết Đan, giết Tôn Vạn Vinh thì tình hình Khiết Đan mới tạm yên[9].
Sau đó, Mặc Xuyết đòi hòa thân với nhà Đường. Võ thái hậu cho cháu mình là Võ Diên Tú thành hôn với công chúa Đột Quyết, Măch Xuyết không chịu và bắt giam Võ Diên Tú, sau đó gây hấn với Đường, tiến đánh đến tận Triệu châu[38] rồi mới rút lui. Năm 699, vua Thổ Phiên giết chết Luận Khâm Lăng, con Khâm Lăng là Cung Nhân cùng Luận Tán Bà đầu hàng Đường. Kể từ lúc đó, Thổ Phiên lâm vào tình cảnh rối ren, xưng đột và trong một thời gian không còn gây hấn với nhà Đường nữa.

Trung Tông về kinh[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc đó Lai Tuấn Thần và Lý Du Đạo lại được thái hậu bổ dụng. Năm 697, Tuấn Thần lập mưu tố cáo Du Đạo làm phản, nhân cơ hội đó sẽ tìm cách hãm hại hai hoàng tử và công chúa Thái Bình. Công chúa bèn liên kết với người họ Lý và họ Võ, tố cáo ngược lại Tuấn Thần. Cuối cùng thái hậu giết cả Lai Tuấn Thần và Lý Du Đạo. Từ đó thế lực của Lai Tuấn Thần từng tác quái nhiều năm trong triều, đã bị đánh đổ[9].
Hai người cháu của Võ hậu là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư muốn giành ngôi thái tử, kết bè kết cánh chống lại nhau và cùng âm mưu lật đổ hoàng tự Lý Đán. Thái hậu luôn cảm thấy bất an vì việc này, không biết giải quyết ra sao. Đại thần Địch Nhân Kiệt dâng sớ nói rằng Cao tông lúc chết đem hai con phó thác cho thái hậu, nay dù thái hậu lên ngôi nếu như muốn đem thiên hạ giao cho người cùng họ là trái ý trời, mà không có tiền lệ gì mà cô nhường ngôi cho cháu. Nếu lập con thì sau này thái hậu còn được vào thái miếu, nếu lập cháu thì về sau không biết địa vị của thái hậu sẽ ở đâu. Thái hậu nghe theo.
Sau đó Nhân Kiệt lại khuyên thái hậu triệu Lư Lăng vương Lý Triết về kinh, được Vương Phương Khánh và Vương Cập Thiện ủng hộ theo. Thái hậu cũng bắt đầu suy nghĩ việc này[39]. Lúc đó U châu tướng Tôn Vạn Vinh cũng muốn tôn lập Lý Triết, mới thuyết phục hai sủng nam của thái hậu là Trương Dịch ChiTrương Xương Tông cũng ủng hộ ông. Hai người nghe theo, nhiều lần to nhỏ với Thái hậu. Thái hậu cuối cùng xiêu lòng.
Tháng 4 năm 697, thái hậu ra lệnh rằng Lư Lăng vương Lý Triết trong người có bệnh, đặc cách cho về kinh, lại cho phép thê tử, con cái đi theo. Không lâu sau ông về tới Trường An[9]. Tháng 10 năm 697, Hoàng tự Lý Đán dâng sớ xin nhường ngôi kế vị cho Lý Triết. Thái hậu bằng lòng, đổi hoàng tự là Tương vương và phong Lý Triết làm Hoàng thái tử, đổi tên là Hiển như cũ, nhưng phải đổi sang họ Võ[9]. Ít lâu sau, Võ Thừa Tự vì uất ức mà qua đời.

Anh em họ Trương lộng hành[sửa | sửa mã nguồn]


Kim giản của Võ Chiếu. Vào ngày 7 tháng 7 ÂL năm 700, Thái hậu đến Tung Sơn, sai thái giám Hồ Siêu lập kim giản để cầu tiêu trừ hết mọi tội lỗi
Sau khi Trung Tông được làm thái tử, Thái hậu do sợ rằng sau khi mình qua đời thì hai nhà Lý, Võ sẽ không dung nhau, nên hạ lệnh bắt Võ Hiển, Võ Đán, Công chúa Thái Bình (ba người con) và phò mã Võ Du Kị phải thề độc rằng không làm hại họ Võ[9].
Sau khi Thẩm thái y chết, Thái Bình công chúa tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông lại tiến cử anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ, không lâu sau hai người được phong lên tới tước công[9][40]. Không những thế, Trương còn liều lĩnh cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên. Vào một ngày Võ Tắc Thiên bắt gặp, đã rút gươm và chém sượt qua đầu. Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được giải quyết êm vì Thái Bình công chúa có ý kiến rằng: "Không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ"'.
Lúc này thái hậu tuổi cao, anh em họ Trương dần tìm cách can dự vào triều chính. Điều này khiến các con của Trung Tông là Thiệu vương Lý Trọng Nhuận và công chúa Lý Tiên Huệ, phò mã Võ Diên Cơ (con trai Ngụy Tuyên vương Võ Thừa Tự) bât bình. Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi nhân đó gièm pha khiến thái hậu ép ba người phải chết[40][41][42][43].
Năm 703, anh em họ Trương oán giận tể tướng Ngụy Nguyên Trung vì Nguyên Trung không coi trọng bọn Trương Xương Nghi vàTrương Xương Kì (anh em họ của Dịch Chi). Hai người này cũng lo sợ sau khi thái hậu chết đi thì Nguyên Trung sẽ tìm cách hại mình, nên đã cáo buộc Nguyên Trung cùng Cao Tiển, thân cận của công chúa Thái Bình; ngày đêm mong cho thái hậu chóng chết. Anh em họ Trương còn thuyết phục Trương Thuyết ra làm chứng, nhưng Trương Thuyết nói hết âm mưu của hai tên đó trước mặt thái hậu. Nhưng rốt cục, thái hậu vì mê trai nên vẫn lưu đày Ngụy Nguyên Trung, Cao Tiển và Trương Thuyết.
Mùa thu năm 704, nhiều quan lại lên tiếng cáo buộc Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông và anh em họ là Trương Đồng Hưu,Trương Xương Kì nhận hối lộ, thái hậu bèn giáng chức Đồng Hưu và Xương Kì nhưng lại giật dây cho tể tướng Dương Tái Tư không được động tới hai nam sủng của mình, nên anh em họ Trương được vô sự.

Bị bức thoái vị và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa đông năm 704, Võ Thái hậu lâm bệnh nằm liệt giường. Các đại thần đều không được gặp mặt, chỉ có anh em họ Trương được vào hầu mà thôi. Nhiều đại thần e ngại bọn họ Trương sẽ tìm cách chiếm ngôi vua, nên lũ lượt dâng sớ tố cáo chúng về tội phản quốc. Sau khi bệnh tình của thái hậu có thuyên giảm, Tể tướng Thôi Huyền Vĩ đề nghị chỉ nên cho Trung Tông và Tương vương được vào hầu mà thôi, nhưng thái hậu không theo. Về sau còn có Hoàn Ngạn Phạm và Tống Cảnh dâng sớ cáo buộc, Võ Thái hậu cho Tống Cảnh điều tra việc đó, nhưng không được bao lâu lại hạ lệnh xá miễn cho bọn họ Trương.
Mùa xuân năm 705, Võ Thái hậu lại lâm bệnh. Trương Dịch ChiTrương Xương Tông nắm quyền trong cung, trông giữ mọi việc. Các tể tướng Trương Giản ChiThôi Huyền Vĩ,Hoàn Ngạn PhạmViên Thứ KỉLý Đa TộLý TrạmKính Huy ... muốn diệt trừ hai tên gian thần này đi, khôi phục lại Đường triều.
Ngày Quý Mão (22) tháng 1 (20 tháng 2), Giản Chi, Ngạn Phạm cùng Tiết Tư Hành dẫn quân tiến vào Huyền Vũ Môn, sai Đa Tộ và Đồng Hiệu Nghệ đến Đông cung nghênh đón thái tử Võ Hiển. Võ Hiển đồng tình, theo bọn họ vào cung[40]. Bọn Giản Chi tiến vào trong cung, giết chết anh em Dịch Chi, Xương Tông rồi kéo nhau vào cung Thượng Dương nơi ở của thái hậu. Thái hậu thất kinh, hỏi Giản Chi. Giản Chi nói có mật lệnh có thái tử, giết bọn gian thần đi. Thái hậu thấy Trung Tông thì biết trong cung có biến loạn, bảo
Tiểu tử đã giết được rồi, mau về đông cung đi.
Ngạn Phạm không đồng ý, bảo rằng thiên hạ chưa quên công đức của Lý thị, ép Thái hậu nhường ngôi Võ Hiển. Hôm sau, tức ngày Giáp Thìn (23) tháng 1 (21 tháng 2 năm705), Thái hậu ra lệnh cho Trung Tông làm giám quốc, hôm sau nữa hạ chiếu nhường ngôi. Ngày Bính Ngọ (25 tháng 1), tức dương lịch 23 tháng 2, Trung Tông chính thức lên ngôi lần thứ hai, đổi tên thành Lý Hiển như cũ. Tôn Võ thái hậu là Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng đế ở cung Thượng Dương, nhưng bị kiểm soát bởi các vệ sĩ[40]. Ngày Giáp Dần (4) tháng 2 (3 tháng 3), nhà Đường chánh thức được khôi phục, Ngụy Chu chấm dứt[44].
Ngày 16 tháng 12 năm 705[45], Võ thái hậu qua đời. Theo di mệnh của bà, lễ tang làm theo nghi thức hoàng hậu, thụy hiệu là Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu, hợp táng với vua Đường Cao Tông ở Càn Lăng (706).

Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]

Bà được chôn tại Càn lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Bia mộ của bà là một tấm bia để trống hoàn toàn (Vô tự bia), với ý nghĩa là để đời sau phán xét.

Bia vô tự
Càn lăng đã ít nhất 17 lần bị âm mưu đục phá, trong đó có 3 lần nghiêm trọng nhất. Lần đầu trong loạn Hoàng Sào, có tới 40 vạn binh sĩ đào bới mé tây đồi Lương Sơn, vạt hẳn một nửa quả đồi. Lần thứ 2 do Ôn Thao, tiết độ sứ tại Diệu Châu thời Ngũ Đại Thập Quốc, kẻ trước đó đã đào trộm 17 ngôi hoàng lăng nhà Đường. Lần thứ 3 do quân Quốc Dân đảng của Tôn Liên Trọng thời Trung Hoa Dân quốc, đã dùng cả thuốc nổ để phá. Nhưng cả 3 lần đều không thành, và Càn Lăng vẫn nguyên vẹn cho tới ngày nay, trở thành di tích khảo cổ và tham quan quý báu. Về điểm này, Võ Tắc Thiên và chồng đã may mắn hơn những vị hoàng đế nổi tiếng khác, khi mà Mậu lăng của Hán Vũ ĐếChiêu lăng của Đường Thái Tông... đã bị phá sạch trong thời chiến loạn.
Đầu tháng 5/2008, khi các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật lăng mộ Võ Tắc Thiên tại Huyện Càn cách 80 km về phía Tây Bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, họ đã tìm được hơn 500 tấn văn vật trong mộ. Việc tìm ra mộ phần và các cổ vật trong mộ Võ Tắc Thiên đã giúp các nhà sử học xác định được nhiều thông tin xung quanh thân thế, sự nghiệp của vị nữ hoàng này. Các nhà khảo cổ phát hiện thấy Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên cùng hợp táng ở tầng ngầm sâu cuối cùng của lăng mộ. Khu lăng tẩm này có ba cửa Đông, Bắc, Tây. Ba cửa này có kết cấu giống nhau, đều có các đài tế lễ trước cửa cung điện, có hành lang đặt vũ khí gươm giáo và cửa cung điện. Tại cửa phía Bắc, các nhà khảo cổ phát hiện thấy rất nhiều ngựa đá, hổ đá, tảng đá trạm trổ điêu khắc, trong đó hổ đá đặc trưng của đời Đường vẫn còn nguyên vẹn. Khu lăng tẩm có quy mô rất lớn với những bức tường bao quanh được xây theo hình vuông rất vững chắc, mỗi cạnh có chiều dài tới 380 mét vuông.
Viện trưởng danh dự Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Thiểm Tây - ông Thạch Hưng Bang cho biết, qua những văn vật khai quật được trong mộ cho thấy, thời kỳ Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trị vì là thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại nhà Đường. Khi Đường Cao Tông chết, giá trị của vật tùy táng quý báu chôn theo vua chiếm tới 1/3 quốc khố. Hơn 20 năm sau, khi Võ Tắc Thiên qua đời, triều đình cũng chôn theo số báu vật trị giá tới 1/3 quốc khố trong mộ bà.[46]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bà qua đời, các sử gia thời Thịnh Đường, Trung Đường và Đường mạt đều không chỉ trích nặng nề những việc làm của Võ Thái hậu, bởi vì những vị hoàng đế nhà Đường sau này đều là con cháu trực hệ của bà. Chỉ khi đến thời nhà Tống, các sử gia mới bắt đầu có những lời chỉ trích, một phần cũng do tư tưởng tôn Nho đã ăn sâu vào trong lòng xã hội phong kiến, mà đạo Nho thì không bao giờ chấp nhận để một người phụ nữ "vượt quá giới hạn" mà bước lên đỉnh cao quyền lực. Có thể nói Võ Tắc Thiên là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử. Những vị đại hoàng hậu nổi tiếng từ cổ chí kim ở Trung Hoa, có thể kể đến Tần Tuyên Thái hậuHán Lã hoàng hậu, Tây Tấn Giả Nam PhongTiêu Xước triều Liêu, và kể cả Từ Hi thái hậu nhà Thanh đều chỉ có thể đứng sau bức rèm nghe bàn chính sự, không một ai dám làm việc thoán đoạt như bà.
Đương thời, các đại thần và tôn thất nhà Đường rất oán hận Võ hậu. Đây là hịch văn do văn sĩ đương thời là Lạc Tân Vương khi tham gia cuộc khởi nghĩa của Từ Kính Nghiệp đã viết ra để kể tội ác của Võ Thái hậu
Ả họ Võ giả mệnh lâm triều, tánh tình không ôn thuận, xuất thân hàn tiện. Xưa thời Thái Tông làm cung nữ hầu hạ, lo việc dâng thay quần áo. Đến lúc trưởng thành, đã mang tiếng làm nhơ bẩn nội tẩm. Về sau, che giấu việc hầu Thái Tông, lại được vào hầu tiên đế, đẩy chúa thượng đến chỗ loạn luân. Rồi rắn độc mang lòng, sói beo thành tinh, lại sinh ra ghen tuông, nhân có chút nhan sắc, không chịu nhường ai, rồi dèm pha, nịnh hót, làm mê hoặc lòng chúa. Lên ngôi hoàng hậu đưa đường tiên đế vào thói hươu nai. Tính tình sài lang, gian ác, tàn hại trung lương, giết chị phản anh, giết vua hại mẹ. Con yêu của vua đem bắt giam ở cung sâu. Bè đảng của giặc, giao cho quyền bính lớn. Thần người đều ghét, trời đất không dung. Muốn đổi ngôi vua, giao cho họ mình quyền cao chức trọng. Hỡi ơi, Hoắc Tử Mạnh không dấy, Chu thị hầu không còn. Én mổ cháu vua, biết vận Hán sắp hết. Dãi rồng vương hậu, hay nhà Hạ mau tàn.
Nhưng hãy nhìn sang thái độ của bà khi đọc bài hịch văn trên Thái hậu cần hịch lên đọc, rồi nói với cận thần
Ai là người viết bài hịch này
Đáp:Kẻ đó là Lạc Tân Vương. Thái hậu hỏi
Người này trước kia đã từng làm chức Thị ngự sử, nhưng sau lại phải biếm
Lại nhìn các đại thần hồi lâu, rồi phán
Người có tài văn chương thế này, mà để họa phải lưu lạc không được dùng, đó là lỗi của Tể tướng trước kia vậy.
Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó.
Nhiều người đời sau xem Võ Tắc Thiên là điển hình của sự độc ác, khi mà vì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ người thân, thậm chí ngay cả với con ruột mình. Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn, trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, tàn nhẫn ngay cả với người thân và cai trị bằng cách điều khiển từ phía sau hậu trường.
Tuy nhiên, trong triều cũng có nhiều người ủng hộ bà, vì phục bà minh sát, quyết đoán đúng, có tài trị nước. Trong số đó có cả những đại thần hiền năng, được trọng vọng nhưLâu Sử ĐứcĐịch Nhân KiệtTống Cảnh; và bà biết tin dùng những người đó, nên việc chính không rối loạn, dân chúng vẫn yên ổn làm ăn, coi những vụ lộn xộn ở triều chỉ là việc riêng của họ Lí. Khi đọc bài Hịch dẹp Võ Chiếu, trong đó Lạc Tân Vương mạt sát bà thậm tệ, bà đã không giận, còn khen Lạc là có tài và trách viên tể tướng đã không biết thu phục. Về sau, bà bị truất ngôi nhưng không bị giết mà chỉ bị giam trong cung rồi chết vì già yếu[47].
Sử gia Tư Mã Quang đánh giá về bà trong Tư trị thông giám
Mặc dù Thái hậu dùng nhiều tên hiệu mĩ miều để phô trương, nhưng nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức hoặc thậm chí là giết chết. Bà còn thưởng phạt phân minh, lãnh đạo triều chính và dùng các phán đoán riêng của mình để quyết định công việc. Thái hậu có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng[32].

Tôn hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Tắc Thiên rất thích các tôn hiệu mĩ miều, do đó đã nhiều lần thay đổi, thêm bớt chữ vào tôn hiệu, bao gồm:
  • Thánh Thần hoàng đế (圣神皇帝).
  • Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế (则天大圣皇帝).
  • Thánh Mẫu Thần Hoàng (圣母神皇).
  • Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (金轮圣神皇帝).
  • Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (越古金轮圣神皇帝).
  • Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (慈氏越古金轮圣神皇帝).
  • Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (天册金轮圣神皇帝).
Các thụy hiệu của đời sau tôn phong:
  • Năm Đường Long thứ nhất (710), đời Đường Trung Tông, tôn thụy thành Thiên hậu (天后).
  • Năm Cảnh Vân thứ nhất (710), đời Đường Duệ Tông, tôn thụy Đại Thánh Thiên Hậu (大聖天后).
  • Năm Diên Hòa thứ nhất (712), đời Đường Huyền Tông, cải vi Thiên Hậu Thánh Đế (天后聖帝), rồi lại cải thành Thánh hậu (聖后).
  • Năm Khai Nguyên thứ 4 (716), Đường Huyền Tông tôn thụy thành Tắc Thiên hoàng hậu (則天皇后).
  • Năm 749, tôn thụy đầy đủ thành Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu (則天順聖皇后).

Nhà Chu (690 - 705)[sửa | sửa mã nguồn]

Quy ước: Sử dụng tên riêng
Miếu hiệuHọ vàTênGiai đoạn cai trịNiên hiệu và khoảng thời gian sử dụng
Không cóVõ Chiếu(武曌)690-705
Thiên Thụ (天授): 16, tháng 11, 690 - 21 tháng 4, 692 (18 tháng)
Như Ý (如意): 22 tháng 4- 22 tháng 10, 692 (6 tháng)
Trường Thọ (長壽): 23 tháng 10, 692 - 8 tháng 6, 694 (19 ½ tháng)
Duyên Tái (延載): 9 tháng 6, 694 - 21 tháng 1, 695 (7 ½ tháng)
Chứng Thánh (證聖): 22 tháng 1 - 21 tháng 10, 695 (9 tháng)
Thiên Sách Vạn Tuế (天冊萬歲): 22 tháng 10, 695 - 19 tháng 1, 696 (3 tháng)
Vạn Tuế Đăng Phong (萬歲登封): 20 tháng 1 - 21 tháng 4, 696 (3 tháng)
Vạn Tuế Thông Thiên (萬歲通天): 22 tháng 4, 696 - 28 tháng 9, 697 (17 tháng)
Thần Công (神功): 29 tháng 9 - 19 tháng 12, 697 (2 ½ tháng)
Thánh Lịch (聖曆): 20 tháng 12, 697 - 26 tháng 5, 700 (29 tháng)
Cửu Thị (久視): 27 tháng 5, 700 - 14 tháng 2, 701 (8 ½ tháng)
Đại Túc (大足): 15 tháng 2 - 25 tháng 11, 701 (9½ tháng)
Trường An (長安): 26 tháng 11, 701 - 29 tháng 1, 705 (38 tháng)
Thần Long (神龍): 30 tháng 1 - 3 tháng 3, 705 (Nhà Chu bị bãi bỏ vào ngày 3 tháng 3 năm 705 và nhà Đường được tái lập ngay ngày hôm đó, nhưng giai đoạn Thần Long kéo dài tới tận năm 707)

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]


Sự tích[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Tắc Thiên được nhắc đến trong nhiều câu chuyện dân gian, chủ yếu mang tính phê phán sự chuyên quyền và tàn nhẫn của bà. Một số câu chuyện như:

Trị ngựa dữ[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Thái Tông được Tây Vực tặng một con ngựa rất dữ tên là Sư Tử Thông, không ai trị được. Võ Mị xin ra trị ngựa, với ba thứ là một cây roi sắt, một cái búa sắt, một ngọn dao nhọn. Đường Thái Tông hỏi dùng những thứ đó để làm gì thì Võ Mị trả lời rằng: "Trước hết dùng roi sắt mà đánh nó bắt khuất phục; nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó; còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi, vì thứ không trị được thì để làm gì?" Bà dùng roi sắt đánh ngựa, nhưng ngựa vẫn không phục, tiếp đó bà dùng gậy sắt đập vào đầu ngựa, ngựa vẫn không phục. Bà liền rút dao găm đâm vào cuống hầu ngựa. Vua thấy vậy sợ quá, liền lệnh thôi không thuần ngựa nữa[46]

Giết con[sửa | sửa mã nguồn]

Dân gian và các nhà chép sử cho rằng Võ hậu là thủ phạm trong cái chết của 3 người con ruột của bà.
Truyền thuyết cho rằng khi sinh đứa con đầu lòng là con gái, Võ Chiêu nghi rất không vui, dù Đường Cao Tông thì rất yêu quý. Một ngày khi Vương hoàng hậu (không có con) vì muốn làm lành và cũng yêu trẻ nhỏ đến thăm đứa bé. Khi hoàng hậu ra về, Võ Chiêu nghi đã bóp mũi chết đứa con của mình. Khi Đường Cao Tông vào thăm công chúa nhỏ, thấy nó đã chết, vô cùng giận dữ tra hỏi cung nữ, thì thấy bảo chỉ có mỗi hoàng hậu là người vào thăm. Do đó Cao Tông cho rằng hoàng hậu giết con mình vì ganh ghét.
Võ hậu cũng bị kết tội đã đầu độc chết con trai cả là thái tử Lý Hoằng vào năm 675 vì thái tử tỏ ý chống lại việc mình can dự vào triều chính (dù có giả thuyết khác là thái tử đã qua đời tự nhiên vì lao phổi). Dù sao, Võ hậu chắc chắn có liên quan đến vụ việc thứ ba: ra lệnh ép người con thứ hai là thái tử Lý Hiền phải tự tử vào năm 684.

Sợ mèo[sửa | sửa mã nguồn]

Khi lên được ngôi hoàng hậu rồi, Võ hậu trả thù Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay. Tại đây Võ hậu đã tiết lộ với Vương hoàng hậu là chính mình đã giết con gái để đổ tội. Vương hoàng hậu đã kêu rằng: "Tại sao kẻ ác như ngươi mà sinh được con, còn ta thì không thể?", còn Tiêu thục phi thì nguyền rằng sẽ biến thành mèo để đêm vào xé xác Võ hậu.
Võ hậu sợ mèo vì đã giết chết con mèo mà bà từng yêu quý nhất. Nhưng nó đã phản bội bà đi theo Vương Hoàng Hậu khi bà bị bắt vào lãnh cung. Do đó, bà thẳng tay giết nó và luôn luôn bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu, đêm đêm thấy hình ảnh con mèo hiện về trong giấc ngủ.[48]

Đày hoa mẫu đơn[sửa | sửa mã nguồn]

Khi lên ngôi Hoàng đế, quyền uy cao tột đỉnh, một ngày cuối đông ra vườn ngự uyển thấy cây cối héo úa không hoa, bà đã lớn tiếng ra lệnh cho tất cả các loài hoa trong vườn phải nở vào đúng ngày Tết Nguyên đán. Sáng Nguyên đán, Võ Tắc Thiên ra vườn thấy tất cả các hoa đều nở tung, chỉ có hoa mẫu đơn vẫn không nở. Võ Tắc Thiên tức giận sai nhổ toàn bộ mẫu đơn đi, đày đến phương nam. Do đó chỉ có Giang Nam là có mẫu đơn đẹp.

Tượng Phật Long Môn[sửa | sửa mã nguồn]


Tượng Đại phật tại Long Môn
Võ Tắc Thiên tôn sùng Phật giáo, đã ra lệnh đục các tượng Phật tại khu vực hang đá Long Môn. Tại đây pho tượng chính giữa lớn nhất là tượng Phật Đại Nhật (Tỳ lô giá na - Vairocana) được điêu khắc theo khuôn mặt của Võ Tắc Thiên.

Vết sẹo của Thượng Quan Uyển Nhi[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng Quan Uyển Nhi là cháu của Thượng Quan Nghi, Võ Tắc Thiên dùng làm nữ quan lo tất cả các việc văn thư trong hoàng cung và ngoài triều đình. Trương Xương Tôn tuy hầu hạ Võ Tắc Thiên nhưng lại có tư tình với Uyển Nhi, một lần hai người lén lút gặp nhau thì Võ Tắc Thiên bắt gặp. Tức giận, Võ Tắc Thiên đã ném cái bát vào giữa trán Uyển Nhi (một thuyết khác là Võ Tắc Thiên sai người dùng dao rạch), tạo thành một cái sẹo lớn chính giữa trán. Tuy nhiên vết sẹo lại làm cho Thượng Quan Uyển Nhi trông xinh đẹp hơn. Thế là từ đó lan truyền ra, các tiểu thư, mệnh phụ đều bắt chước vẽ chấm đỏ hoặc hình hoa mai vào giữa trán, trở thành một kiểu trang điểm rất được ưa chuộng dưới triều nhà Đường.[49]

Các câu chuyện về dâm loạn[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều câu chuyện về sự dâm loạn của Võ Tắc Thiên, một phần do đời sau thêu dệt, một phần là sự thật[50]:
  • Hai mẹ con chung một người đàn ông: Võ Tắc Thiên được con gái là Thái Bình công chúa tiến cử một kẻ lực lưỡng là Phùng Tiểu Bảo, giả bắt hắn tu làm sư để thường xuyên gọi vào cung thông dâm. Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái, gọi hắn là chú để có cớ cho vào cung, ban cho tên mới là Hoài Nghĩa vào năm 685. Sư Hoài Nghĩa ra vào cung tự do, lên điện không chào, chính là người dựng Minh Đường, tạo tác tượng Phật Di Lặc khổng lồ và một ngôi chùa rất vĩ đại để vui lòng Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên sau đó Võ Tắc Thiên có Trầm thái y thì lạnh nhạt với Hoài Nghĩa, khiến gã tức giận nổi lửa đốt cháy toàn bộ tượng và chùa. Võ Tắc Thiên không tiện trị tội, sai Thái Bình công chúa ra tay. Ngày 25-12 năm 694, Thái Bình gọi Hoài Nghĩa vào vườn rồi huy động các cung nữ lực lưỡng đánh đến chết. Xác Hoài Nghĩa được đem đến đền Bạch Mã và hỏa táng, sau đó trộn lẫn vào trong đống đất bùn được sử dụng để xây một ngôi chùa.
  • Võ Tắc Thiên long thể bất an, mời Thái y họ Trầm vào bốc thuốc, nhân đó hỏi về thuốc kích dục. Trầm thái y dâng phương thuốc có công hiệu, Võ Tắc Thiên bắt ông phục vụ mình. Dù bồi bổ thế nào, Trầm thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng lao lực mà chết.
  • Sau khi Trầm thái y chết, năm 702, Thái Bình công chúa tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông lại tiến cử anh mình là Trương Diệc Chi vào hầu hạ, được phong chức tước bổng lộc cực hậu. Không những thế, Trương còn liều lĩnh cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên. Vào một ngày Võ Tắc Thiên bắt gặp, đã rút gươm và chém sượt qua đầu. Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được giải quyết êm vì Thái Bình công chúa có ý kiến rằng: "Không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ"'. Sau này cả 2 anh em đều bị giết khi thái tử Lý Hiển làm binh biến khôi phục nhà Đường năm 705.
  • Các quan thấy Võ Tắc Thiên đa dâm lụy tình cũng tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu Nữ hoàng hòng kiếm lợi lộc. Võ Tắc Thiên bèn lập ra Phụng Thần viện, với danh nghĩa là nuôi chim hạc, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình. Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của chốn cung đình. Những thanh niên bị thất sủng sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này Huyền Tông Lý Long Cơ cho khai quật đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.

Trọng phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật Võ Tắc Thiên xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh Trung Quốc

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây lịch
  2. ^ Thời Bắc Ngụy, Linh Thái hậu từng đưa một người cháu gái của mình lên ngôi, nhưng chỉ được vài ngày thì phế truất, do đó công chúa Nguyên thị này thường không được coi là hoàng đế
  3. ^ Paludan, 100
  4. a ă Tân Đường thưquyển 76.
  5. ^ Thái NguyênSơn TâyTrung Quốc ngày nay
  6. ^ Giang LăngHồ BắcTrung Quốc ngày nay
  7. ^ Cựu Đường thưquyển 51
  8. a ă â b c Tư trị thông giámquyển 199
  9. a ă â b c d đ Tư trị thông giámquyển 206
  10. a ă Paludan, 96
  11. ^ Bá Dương, Outlines of the History of the Chinese (中國人史綱, vol. 2, p. 520.
  12. ^ Tư trị thông giám cho rằng Lý Hiền là con trai của Hàn quốc phu nhân Võ thị, tức là cháu gọi Võ Tắc Thiên bằng cô
  13. a ă â Tư trị thông giámquyển 200
  14. ^ Trường SaHồ NamTrung Quốc hiện nay
  15. ^ Cựu Đường thư, quyển 80
  16. ^ Cựu Đường thưquyển 6
  17. ^ Nay thuộc địa phận Quý Châu
  18. ^ Tân Đường thư, quyển 105
  19. ^ Thái NguyênSơn TâyTrung Quốc hiện nay
  20. a ă â b c Tư trị thông giámquyển 201
  21. a ă â b c Tư trị thông giámquyển 202
  22. ^ Chiết GiangGiang TôTrung Quốc hiện nay
  23. ^ Cựu Đường thưquyển 51
  24. ^ Lý Hiển, Lý Đán là con trai ruột của Thiên Hậu
  25. ^ Cựu Đường thưquyển 86
  26. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TDT4
  27. ^ Tân Đường thư, quyển 4
  28. a ă â b c d đ Tư trị thông giámquyển 203
  29. ^ Paludan, 97
  30. ^ Nay thuộc Dương ChâuGiang TôTrung Quốc
  31. a ă â b c d Tư trị thông giámquyển 204
  32. a ă â b c d đ Tư trị thông giámquyển 205
  33. ^ Trú Mã ĐiếmHà NamTrung Quốc hiện nay
  34. ^ Liêu ThànhSơn ĐôngTrung Quốc hiện nay
  35. ^ Tân Đường thư, quyển 198
  36. ^ Tư trị thông giámquyển 208
  37. ^ Triều DươngLiêu Ninh hiện nay
  38. ^ Thạch Gia TrangHà Bắc hiện nay
  39. ^ Cựu Đường thư, quyển 89
  40. a ă â b Tư trị thông giámquyển 207
  41. ^ Cựu Đường thư, quyển 86
  42. ^ Tân Đường thư, quyển 81
  43. ^ Tân Đường thưquyển 4
  44. ^ Tư trị thông giámquyển 208
  45. ^ Academia Sinica-Chuyển hoán Trung Tây lịch
  46. a ă Tình tiết bất ngờ về thân thế Võ Tắc Thiên | Thâm cung | Kienthuc.net.vn
  47. ^ Nguyễn Hiến Lê, sđd.
  48. ^ Võ Tắc Thiên kiêu ngạo, tạc tượng Phật mang gương mặt mình - DVO - Báo Đất Việt
  49. ^ “Chuyện trả thù kinh hãi của nữ hoàng dâm tặc”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 21 tháng 3 năm 2015.
  50. ^ “Giải mã khả năng tình dục vô biên của Võ Tắc Thiên”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 21 tháng 3 năm 2015.
  1. ^ Năm được suy ra từ tuổi khi chết được ghi trong Tân Đường thư (新唐書), biên soạn vào năm 1045-1060, là năm được các nhà sử học hiện đại lựa chọn. Năm sinh được tính từ Cựu Đường thư (舊唐書), soạn vào năm 941-945, là 623. Năm sinh được tính ra từ Tư trị thông giám được soạn vào năm 1065-1084, là 624. Được Đường Thái Tông đặt tên vào cuối những năm 630 sau khi bà đã vào hoàng cung (xem trong bài).
  2. ^ Đã phát minh ra ký tự Trung Quốc này vào tháng 12, 689 và lấy đó làm tên. Trở thành tên húy của bà khi bà lên ngôi vào năm sau. Một số nguồn xác nhận rằng từ này được viết trên thực tế Chiếu  . Một số nguồn cũng cho rằng tên gốc bà được đặt là Chiếu (照) , và rằng năm 689 bà chỉ đổi những phần cấu thành tên bà, nhưng điều này không được xác nhận trong Cựu Đường thư và trong Tân Đường thư, cả hai đều ghi tên gốc của bà, nếu bà có.
  3. ^ Bà đã nắm một phần quyền lực vào năm 660, và nắm hoàn toàn quyền lực từ tháng 1, 665 (xem bài bên trong). Nhà Chu được tuyên bố thành lập vào 16 tháng 10690, và bà tự tuyên bố mình làm Hoàng đế vào 19 tháng 10, giáng con bà Đường Duệ Tông làm người thừa tự.
  4. ^ Mất quyền lực sau cuộc đảo chính trong hoàng cung 10 tháng 2705. Sau đó vào 22 tháng 2 bị bắt buộc phải trao lại chức vị cho con trai lớn, được lập làm Đường Trung Tông vào 23 tháng 2
  5. ^ Nhà Chu bị bãi bỏ trước khi bà chết, và bà bị giáng xuống cấp ngôi hoàng hậu khi chết, vì thế bà không có miếu hiệu. Tại Trung Quốc, hoàng hậu không giống như các hoàng đế cai trị, không được trao miếu hiệu.
  6. ^ Tắc Thiên là người đầu tiên được trao huy hiệu (徽號) vào tháng 2, 705 bởi người con trai được tái lập làm vua là Trung Tông. Huy hiệu đã được sử dụng làm thụy hiệu của bà tên khi bà chết mười tháng sau đó.
  7. ^ Tên thụy cuối cùng của bà được đặt vào tháng 7, 749.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

// Copyright © GALAXY PRIMEF //Anime-Note//DỊCH VỤ CỦA Blogger // THIẾT KẾ BỞI Johanes Djogan . //